Cập nhật: 03/11/2009 21:26:25 Article Rating
Xem cỡ chữ

Đồ uống có thể làm thay đổi mức độ hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của thuốc, thậm chí có thể thay đổi tác dụng và độc tính của thuốc. 

Các đồ uống không nên dùng chung với thuốc như nước hoa quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt có gas vì các nước này sẽ làm hỏng thuốc. Ion canxi trong sữa chứa canxi caseinat sẽ tạo kết tủa với một số thuốc làm cản trở sự hấp thu của thuốc.

Ngoài ra, các lipit trong sữa có thể hòa tan một số thuốc và giữ thuốc lại. Các protein trong sữa cũng gắn với thuốc và làm cản trở hấp thu thuốc. Ví dụ như thuốc thuộc nhóm fluoroquinolone (ciprofloxacin, levofloxacin) và các thuốc như tetracycline, cefuroxime, có thể giảm tác dụng khi uống chung với sữa. Do đó nên khi uống những thuốc này ít nhất là 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi uống sữa

Nước chè (trà): cafein trong nước chè có thể gây tủa nhiều thuốc có chứa sắt. Nước bưởi có chứa naringin, chất này ức chế hoạt động của men gan do đó làm giảm sự chuyển hoá thuốc và làm tăng nồng độ của thuốc trong máu, vì vậy dẫn đến ngộ độc thuốc (thuốc amlodipine, nifedipine, verapamil, … đều tương tác với nước bưởi).

Nước cam, nước chanh là giảm sự hấp thu thuốc cetirizine, loratidine,… khi uống thuốc chung với các loại nước này vì thuốc cần môi trường kiềm để hấp thu nhưng nước trái cây chua lại là môi trường có chứa nhiều axit sẽ ngăn cản hay làm giảm sự hấp thu của thuốc. 

Nước là đồ uống thích hợp nhất cho mọi loại thuốc vì không xảy ra tương kỵ khi hòa tan thuốc. Vì vậy, chỉ uống thuốc với nước, tránh kết hợp thuốc với nước hoa quả, sữa, hay nước chè (trà).

Nên uống nhiều nước trong quá trình dùng thuốc để làm tăng tác dụng của thuốc, tăng thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể. Lưu ý là không nên nằm ngay sau khi uống thuốc, mà cần ngồi 15- 20 phút và uống đủ nước (100- 200 ml nước) để thuốc xuống được đến dạ dày và ruột và phát huy tác dụng.

 

Báo Khoa học & Đời Sống Online

Tệp đính kèm