Cập nhật: 23/11/2010 16:17:26 Article Rating
Xem cỡ chữ

Bước vào mùa đông có nghĩa là quả địa cầu của chúng ta đã chuyển sang một góc độ khác. Đối với cơ thể chúng ta mà nói, chuyển sang mùa đông có nghĩa là sẽ phát sinh ra một số "tình trạng" khác.

Khô da

 

Da là một bộ phận rất nhạy cảm, trong những ngày mùa đông sắp đến, mạch máu ở da dễ co lại, sự bài tiết của tuyến mồ hôi giảm đi rõ rệt; có người còn bị ngứa, da mẩn đỏ, sưng tấy, nghiêm trọng còn xuất hiện nứt nẻ bất thường và bong tróc da, hiện tượng này  thể hiện rõ ở các bộ phận dưới chân.

 

Ngoài ra còn có một số bệnh ngoài da rất ưa mùa đông như vảy nến, viêm da dị ứng…, các bệnh này sẽ phát tác lại hoặc nặng thêm tùy thuộc vào tình trạng da khô.

 

Giải pháp: Trong mùa đông, những người thích sạch sẽ càng cần chú  ý phương pháp và tấn suất tắm, số lần tắm không cần phải nhiều, 3 ngày hoặc 2 ngày/lần là được, tốt nhất khi tắm không nên dùng xà phòng tắm (xà phòng tắm nhiều chất kiềm sẽ dễ làm cho độ pH của lớp biểu bì da mất cân bằng), nước tắm không nên nóng quá, nên dùng sữa tắm có thành phần  giữ ẩm cao, sau khi tắm xong nên bôi lên một lớp kem dưỡng ẩm, ví dụ như Vaseline. 

 

Bệnh đường hô hấp

 

Sau khi trời trở lạnh, trải qua “ khảo nghiệm” đầu tiên chính là hệ thống hô hấp. Một số người mỗi năm đều phải chịu đựng mấy lần viêm phế quản mãn tính, viêm phế quản hen suyễn. Các bệnh truyền nhiễm khá thường gặp vào mùa đông là: cảm cúm, sởi, rubella, rồi đến các loại bệnh ít gặp hơn nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng như bệnh viêm màng não, quai bị và sốt xuất huyết.

 

Sự thay đổi của khí hậu là lần khảo nghiệm đầu tiên cho sức đề kháng của cơ thể, nếu thường ngày không chú ý luyện tập, cùng với không khí trong phòng không được lưu thông vì mùa đông toàn đóng chặt cửa giữ ấm, như thế sẽ làm cho bệnh thường xuyên đến “thăm hỏi” chúng ta.

 

Giải pháp: Không nên vì sợ lạnh mà lập tức mặc rất nhiều quần áo dày, ấm; cũng không nên suốt ngày ở trong phòng điều hòa. Cách tốt nhất là bản thân mình nên vận động, bởi vì vận động sẽ giúp cho chúng ta thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, tăng cường chức năng tim phổ và cũng có ích cho hệ thống hô hấp của chúng ta.

 

Những người thích vận động sẽ không cần mặc quá nhiều quần áo cũng có thể đi ra ngoài. Đương nhiên, khi bước vào thời kỳ dịch cảm hay vi rút tấn công,  tiêm phòng cảm cúm là một biện pháp bảo vệ cần thiết cho sức khỏe.

 

Mũi “đình công”

 

Hiện tượng chảy máu mũi rất dễ xảy ra trong mùa đông, điều này có  thể là do khí hậu khô lạnh, niêm mạc xoang mũi cũng trở nên khô và yếu, rất dễ bị tổn thương từ đó gây ra nứt vi mạch máu. Người  mắc bệnh cao huyết áp thì tình trạng chảy máu mũi sẽ nghiêm trọng hơn, đặc biệt là một số loại thuốc phòng chống cao huyết áp sẽ làm cho mạch máu giãn nở quá mức dẫn đến lưỡng xuất huyết tương đối nhiều.

 

Giải pháp: Xuất huyết nhẹ có thể áp dụng tư thế nằm nghiêng hoặc nửa nằm nửa ngồi, phần đầu có tư thế thấp hơi nghiêng về phía trước, dùng phương pháp thở bằng miệng để duy trì hơi thở thông suốt, đồng thời dùng ngón tay ấn vào cánh mũi để ngăn chặn máu chảy ra, khoảng 10 phút sau lượng máu lưu thông sẽ tự dưng ít đi hoặc ngừng chảy. Xuất huyết nhanh hoặc nhiều, đặc biệt là kết hợp bệnh cao huyết áp và các chứng bệnh khác thì thông thường cần nhanh chóng đi tìm sự giúp đỡ của bác sỹ.

 

Thường ngày nên uống nhiều nước và giữ cho không khí trong phòng lưu thông, nếu điều kiện cho phép có thể áp dụng phương pháp làm ấm trong không khí,  tạo ra một môi trường nhỏ dưỡng ẩm cho bản thân mình, cho cơ thể một quãng thời gian để thích ứng với sự thay đổi không khí lạnh với thời tiết. 

 

 

Theo GiaDinh.net

Tệp đính kèm