Cập nhật: 14/06/2015 16:01:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Philippines cho rằng cần xem chính sách bành chướng của Trung Quốc trên Biển Đông là vấn đề của toàn cầu

Theo GMA News, tuyên bố trên được Đại diện Thường trực của Philippines tại Liên Hợp Quốc Lourdes Yparraguirre đưa ra ngày 13/6 trong cuộc họp thường niên của các nước có tham gia Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 mà cả Philippines và Trung Quốc cùng tham gia.

Trung Quốc bất chấp UNCLOS và các định chế quốc tế. “Các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông đe dọa đến việc tuân thủ UNCLOS và cam kết của các bên trên đại dương”, bà Yparaguirre nhấn mạnh.

Đại diện Thường trực của Philippines tại Liên Hợp Quốc Lourdes Yparraguirre tố cáo những hành vi sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông (Ảnh AP)

Bà Yparaguirre cũng tố các Trung Quốc bắt đầu có những động thái tăng cường việc xâm chiếm ở Biển Đông từ năm 2012 khi nước này không tuân thủ thỏa thuận chung giữa Philippines và Trung Quốc yêu cẩu rút toàn bộ lực lượng Hải quân hiện diện tại bãi cạn Scarborough, cách đảo Luzon của Philippines 124 hải lý về phía Tây và cách bờ biển gần nhất của Trung Quốc 800 hải lý về hướng Đông Nam. Kể từ đó, theo bà Yparaguirre: “Trung Quốc đã chiếm bãi cạn này và xây dựng các rào chắn nhằm không cho ngư dân Philippines đánh bắt cá trên ngư trường truyền thống của họ”.Bà Yparaguirre cũng cáo buộc những hành động gầy đây của Trung Quốc cũng vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Philippines trên vùng đặc quyền của nước này.

Ngoài ra, theo bà Yparaguirre, không chỉ vi phạm UNLCOS, Trung Quốc còn vi phạm:

-        Tuyên bố ASEAN- Trung Quốc về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông

-        Công ước về Đa dạng sinh học

-        Công ước quốc tế về buôn bán các loại động vật, thực vật nguy cấp (CITES)

Bà Yparaguirre nhấn mạnh, những vi phạm của Trung Quốc đều liên quan đến việc nước này rầm rộ cải tạo phi pháp các bãi đá ở quần đảo Trường Sa.

“Chỉ riêng ở Đá Chữ Thập, Trung Quốc đã mở rộng bãi đá này lên gấp 11 lần so với ban đầu”, bà Yparaguirre nói.

Gây ảnh hưởng khôn lường đến môi trường

Bà Yparaguirre cho biết: “Trung Quốc đã nạo vét và phá hủy hoàn toàn hệ sinh thái của các rặng san hô tại các bãi đá nói trên vốn phải mất hàng thế kỷ để phát triển và đe dọa đến sự đa dạng sinh học tại đây”.

Hành động cải tạo đảo của Trung Quốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái ở Biển Đông (Ảnh AFP)

Bà Yparaguirre cũng viện dẫn số liệu của các chuyên gia hải dương học, theo đó Trung Quốc đã cải tạo các bãi đá ở Biển Đông và mở rộng chúng lên khoảng 800ha dẫn đến thiệt hại về kinh tế lên đến 281 triệu USD/năm.

Tuy nhiên, bà Yparaguirre nhấn mạnh, thiệt hại về môi trường là “không thể đo đếm được”: “Trung Quốc không được áp đặt chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải thông qua các hành độ dọa dẫm, o ép hoặc sử dụng vũ lực hay thông qua những hành động đơn phương cải tạo rầm rộ các đảo ở Biển Đông”. “Trung Quốc cũng không được ngang nhiên thay đổi hiện trạng trên Biển Đông để phục vụ yêu sách đường 9 đoạn mà nước này ngang nhiên cho rằng thuộc “chủ quyền không thể tranh cãi” của mình ở Biển Đông”, bà Yparaguirre khẳng định. Bà Yparaguirre cũng cho rằng, hành động cải tạo đảo của Trung Quốc là nhằm “tạo sự đã rồi” trước khi Tòa án Trọng tài Quốc tế ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippines đòi Trung Quốc làm rõ tính pháp lý của yêu sách đường 9 đoạn nói trên.“Nếu các bên tham gia tranh chấp ở Biển Đông có sự nghi ngờ lẫn nhau trong việc phân định ranh giới của từng nước trên biển và nếu các cơ chế tham vấn và đàm phán song phương tỏ ra không có tác dụng hoặc chỉ có lợi cho một bên thì giải pháp cuối cùng sẽ là đưa các tranh chấp này ra giải quyết theo cơ chế của UNLOCS và Hiến chương của Liên Hợp Quốc. việc đưa vụ việc Tòa Trọng tài Quốc tế là một cách thức giải quyết vấn đề một cách hòa bình mà vẫn tuân thủ pháp luật”, bà Yparaguirre nói.

Trung Quốc lại tiếp tục bao biện

Đáp lại lời bà Yparaguirre, ông Vương Minh, Phó Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc khẳng định mọi hành động của Trung Quốc trên các bãi đá và các đảo là “hoàn toàn nằm trong các khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc”.

Ông Vương cũng cho rằng, những hành động cải tạo [phi pháp] của nước này không làm tổn hại đến hệ sinh thái và môi trường biển tại đây.

Ông Vương Minh tiếp tục bao biện cho các hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông (Ảnh Reuters)

“Đây đều là những hành động phù hợp với luật pháp quốc tế. Mục đích của việc này là nhằm thực thi tốt hơn trách nhiệm quốc tế của Trung Quốc liên quan đến việc tìm kiếm, cứu nạn, ngăn ngừa thảm họa và cho phép Trung Quốc cung cấp các dịch vụ cho các tàu thuyền của nước này và các nước khác đi qua Biển Đông”, ông Vương nói.

Ông Vương khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc là “vững như đá” và dù Philippines có tuyên bố gì thì nước này cũng sẽ không thể đạt được mục đích của mình./.

Theo Trần Khánh/VOV.VN

Tệp đính kèm