Mới đây, tại trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hổ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu giữa Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hổ Chí Minh (SHTP) và Tổ hợp nghiên cứu phát triển công nghệ Xưởng cực tiểu (Minimal Fab Development Association-MINIMAL) về chương trình hợp tác nghiên cứu và cải thiện liên quan đến xưởng cực tiểu (Minimal Fab).
Nhật Bản đồng ý tiếp nhận đào tạo 2 nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu
triển khai Khu Công nghệ cao trong vòng 1 đến 2 năm. (Ảnh: Hoàng Hải/Vietnam+)
Đây là công nghệ chế tạo vi mạch mới mà các nhà khoa học và doanh nghiệp Nhật Bản đang phát triển và lần đầu tiên đồng ý hợp tác để hỗ trợ đào tạo và tiến tới chuyển giao công nghệ này đến SHTP.
Theo nội dung biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu giữa SHTP và đối tác Nhật Bản là Tổ hợp nghiên cứu phát triển công nghệ xưởng cực tiểu đồng ý tiếp nhận đào tạo 2 nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao trong vòng 1 đến 2 năm tại Nhật Bản cũng như chuyển giao các công nghệ về Minimal Fab cho Khu Công nghệ cao Thành phố Hổ Chí Minh.
Thạc sĩ Ngô Đức Hoàng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) - Đại học Quốc gia Thành phố Hổ Chí Minh cho biết, Minimal Fab là công nghệ chế tạo vi mạch mới mà các nhà khoa học và doanh nghiệp Nhật Bản đang phát triển và lần đầu tiên đồng ý hợp tác để hỗ trợ đào tạo và tiến tới chuyển giao công nghệ này đến SHTP.
Đây cũng là đề tài “Nghiên cứu mô hình Xưởng cực tiểu phù hợp vói tình hình phát triển khoa học và công nghệ thế giới hướng tới ứng dụng tại Việt Nam” thuộc Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đặt hàng trong Chươmg trình phát triển Công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020.
Cũng theo Thạc sĩ Ngô Đức Hoàng, đây là một cơ hội rất lớn cho sự phát triển ngành công nghiệp vi mạch của Thành phố Hồ Chí Minh qua việc tiếp xúc với công nghệ chế tạo vi mạch bán dẫn mới dựa trên nền tảng công nghệ Minimal Fab mà Chính phủ và các nhà khoa học, tập đoàn vi mạch hàng đầu của Nhật Bản đang đầu tư nghiên cứu. Khi tiếp nhận công nghệ này cũng nhằm bổ sung các chương trình, dự án nhánh và một số nội dung của Chương trình Phát triển Công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 mà Đề án phát triển vi cơ điện tử (MEMS) do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Khu Công nghệ Cao Thành phố Hổ Chí Minh.
Về lộ trình triển khai hợp tác, Thạc sĩ Ngô Đức Hoàng cho biết năm 2016, phía Việt Nam sẽ gửi 2 cán bộ đến tổ hợp MINIMAL FAB học tập và làm việc và năm 2017 phối hợp xây dựng 1 dự án chung xây dựng chế tạo 1 sản phẩm mẫu linh kiện vi mạch điện tử.
Tổng Giám đốc đại diện Tổ hợp nghiên cứu phát triển công nghệ xưởng cực tiểu Nhật Bản Yasuyuki Harada cho biết thêm, mục tiêu phát triển Xưởng cực tiểu là xây dựng một hệ thống sản xuất vi mạch bán dẫn mới và nhỏ chỉ cần 1/1.000 số tiền đầu tư cho một nhà máy thông thường, thì đã có dây chuyền sản xuất sử dụng phiến bán dẫn (wafer) có đường kính chỉ bằng một nửa inch (tức là khoảng 12,5 mm) để sau khi hoàn thành, con chip được sản xuất ra có thể đem ráp ngay trên các thiết bị điện tử.
Đồng thời, vận dụng công nghệ làm sạch cục bộ (Localized Clean Technology), Xưởng cực tiểu không cần đến Phòng sạch nữa. Hoạt động chế tạo vi mạch bán dẫn thậm chí có thể thực hiện ngay trong văn phòng. “Đây chính là một công nghệ mới lần đầu tiên tiên thế giới có thể giúp cho những doanh nghiệp nhỏ có thể trực tiếp tham gia vào sản xuất công nghiệp công nghệ cao. Đây chính lả đặc điểm nổi trội nhất của Xưởng cực tiểu” - ông Yasuyuki Harada cho biết.
Cũng theo ông Yasuyuki Harada, dây chuyền Xưởng cực tiểu này, kể cả về kích thước nhỏ gọn, cũng như về khoản tiền đầu tư thấp, đều rất thích hợp đối với Vỉệt Nam trong giai đoạn xúc tiến phát triển nền công nghiệp bán dẫn vi mạch. Để có thể xuất ra nước ngoàỉ thì cần thời gian thêm khoảng ba năm nữa. Vì vậy, việc đầu tiên là phải đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh Nakajima Satoshi bày tỏ hy vọng việc ký kết hợp tác sẽ giúp Thành phố Hồ Chí Minh có đội ngũ nhân lực trở thành những chuyên viên thành thạo không những về công nghệ Xưởng cực tiểu, mà còn có cơ hội thiết lập quan hệ tốt với hàng trăm công ty sản xuất dây chuyền Xưởng cực tiểu tại Nhật Bản đồng thời sẽ làm cầu nối liên kết với Nhật Bản để mang về Việt Nam công nghệ Xưởng cực tiểu này.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang đánh giá cao sự ký kết hợp tác giũa SHTP và Tổ hợp nghiên cứu phát triển công nghệ xưởng cực tiểu Nhật Bản cho chương trình phát triển công nghệ Xưởng cực tiểu, đóng góp xứng đáng cho nền công nghiệp bán dẫn vi mạch của Việt Nam.
Phó Chủ tịch Tất Thành Cang khẳng định, trong phát triển kinh tế xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên phát triển 4 ngành công nghiệp mũi nhọn, trong đó có lĩnh vực vi mạch, điện tử được ưu tiên phát triển. Từ chương trình hợp tác này, Phó Chủ tịch Tất Thành Cang hy vọng sẽ triển khai hiệu quả tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời đóng góp cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch Tất Thành Cang mong muốn việc hợp tác sẽ xong trước năm 2017; đồng thời yêu cầu Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, SHTP và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tìm kiếm nguồn nhân lực từ 7 đến 8 người tham gia chương trình này để học tập và phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp rất mới và lần đầu tiên có mặt trên thế giới, qua đó Thành phố Hổ Chí Minh có nguồn nhân lực có thể bổ sung cho nhau và có cơ hội phát triển mạnh hơn nữa lĩnh vực này./.
Theo (VIETNAM+)
http://www.vietnamplus.vn/nhat-ban-ky-thoa-thuan-dao-tao-cong-nghe-minimal-fab-cho-viet-nam/343781.vnp