Cập nhật: 10/02/2016 10:09:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Trong năm Ất Mùi, người yêu thiên văn đã được chiêm ngưỡng những sự kiện đáng chú ý như mưa sao băng, siêu nguyệt thực… Ở năm Bính Thân, những người thích nhìn ngắm bầu trời ở Việt Nam cũng được chiêm ngưỡng với các trận mưa sao băng, nhật thực một phần…

Mưa sao băng là một trong những hiện tượng thiên văn "đến hẹn lại lên" mà người yêu

thích bầu trời có thể quan sát. (Nguồn: guardianlv)

Dưới đây thời điểm xảy ra các hiện tượng thiên văn có thể quan sát tại Việt Nam anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) chia sẻ với độc giả VietnamPlus. Hầu hết các sự kiện này có thể quan sát bằng mắt thường hoặc các dụng cụ quang học nghiệp dư, tuy nhiên để có thể nhìn rõ hiện tượng thì cần các điều kiện như thời điểm, thời tiết, độ ô nhiễm của khí quyển:

1. Ngày 7/2 (29 tháng Chạp năm Ất Mùi): Sao Thủy tới điểm xa nhất về phía Tây so với Mặt Trời. Vào rạng sáng, Sao Thủy sẽ nằm cao nhất trên bầu trời phía Đông trước lúc Mặt Trời mọc. Với một chiếc kính thiên văn nhỏ hay ống nhòm, người quan sát có thể thấy hành tinh này.

2. Ngày 8/3, Sao Mộc tới vị trí trực đối. Đây là thời điểm hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời nằm ở vị trí đối diện với Mặt Trời qua Trái Đất, đó là lúc lý tưởng nhất đế quan sát Sao Mộc. Một chiếc kính thiên văn nhỏ hay ống nhòm sẽ là dụng cụ tốt để quan sát Sao Mộc và các vệ tinh Galilei của nó.

3. Sáng 9/3: Nhật thực một phần. Thực tế đây là hiện tượng nhật thực toàn phần nhưng ở Việt Nam chỉ có thế quan sát nhật thực dưới dạng một phần (tỷ lệ che khuất khi quan sát tại miền Nam và miền Trung lớn hơn so với miền Bắc). Để quan sát hiện tượng này, người xem cần được hướng dẫn các biện pháp an toàn.

4. Ngày 23/3: Nguyệt thực nửa tối. Ở sự kiện nguyệt thực nửa tối này, Mặt Trăng không đi hoàn toàn vào bóng nửa tối của Trái Đất nên chỉ có một phần khá lớn của nó chuyển sang màu đỏ nhạt, một phần còn lại vẫn sáng. Tuy vậy, đây cũng là hiện tượng thú vị để quan sát bằng mắt thường. Tại Việt Nam, có thể quan sát được một phần của hiện tượng này.

5. Chiều tối 18/4: Sao Thủy ở điểm xa nhất về phía Đông so với Mặt Trời. Vào thời điểm này, người quan sát có thể hướng kính thiên văn hoặc ống nhòm về phía Sao Thủy khi nó ờ vị trí cao nhất trên bầu trời phía Tây ngay sau khi Mặt Trời lặn.

6. Đêm 22, 23/4: Mưa sao băng Lyrids. Đây là trận mưa sao băng nhỏ có nguồn gốc từ các mảnh vụn của sao chổi C/1861 G1 Thatcher. Vào thời gian cực điểm nó có thể đạt khoảng 20 sao băng mỗi giờ.

7. Đêm 6, rạng sáng ngày 7/5: Mưa sao băng Eta Aquarids. Đây là mưa sao băng cỡ trên trung bình với khoảng 30 tới 60 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm.

8. Ngày 9/5: Sao Thủy lướt qua Mặt Trời. Đây là hiện tượng thiên văn thú vị, rất hiếm gặp và chỉ xảy ra lần tiếp theo vào năm 2019 và sau đó là tới năm 2039. Ở sự kiện này, Sao Thủy sẽ lướt qua đĩa sáng của Mặt Trời. Với các dụng cụ cho phép để quan sát Mặt Trời, người xem có thế thấy bóng đen của nó đi ngang qua che khuất một phần nhỏ ánh sáng Mặt Trời. Hầu hết khu vực miền Bắc nước ta sẽ quan sát được hiện tượng này, khu vực từ miền Trung trở vào không thể quan sát.

9. Ngày 22/5: Sao Hỏa tới vị trí trực đối. Đây là thời điếm hành tinh đỏ ở đối diện với Mặt Trời qua Trái Đất. Nếu có kính thiên văn, đây sẽ là thời điểm lý tưởng nhất để quan sát Sao Hỏa.

10. Ngày 3/6: Sao Thổ tới vị trí trực đối. Giống như đối với Sao Mộc và Sao Hỏa, đây là thời điếm tốt nhất trong năm đế bạn quan sát hành tinh này qua kính thiên văn.

11. Đêm 28, 29/7: Mưa sao băng Delta Aquarids. Đây là mưa sao băng cỡ trung bình/dưới trung bình với chỉ 20 sao băng mỗi giờ.

12. Đêm 12, rạng sáng ngày 13/8: Mưa sao băng Perseids. Có nguồn gốc từ sao chổi Swift-Tuttle, đây là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất hàng năm với mật độ lên tới trên 60 sao băng mỗi giờ, thường có nhiều sao băng dài và sáng.

13. Tối 27/8: Sao Kim và Sao Mộc giao hội. Đây là thời điểm hai điếm sáng nhất bầu trời (sau Mặt Trời và Mặt Trăng) sẽ gặp nhau và gần như hợp lại làm một.

14. Đêm 16, rạng sáng ngày 17/9: Nguyệt thực nửa tối. Ở lần Nguyệt thực nửa tối này, một phần lớn của Mặt Trăng đi vào bóng nửa tối của Trái Đất sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt. Ở Việt Nam có thề quan sát toàn bộ hiện tượng này bằng mắt thường.

15. Ngày 7/10: Mưa sao băng Draconids. Đây là một mưa sao băng nhỏ với mật độ cực điếm chỉ 10 sao băng mỗi giờ ngay cả khi thời tiết lý tưởng.

16. Đêm 21, 22/10: Mưa sao băng Orionids. Đây là trận mưa sao băng cỡ trung bình với mật độ khoảng 20 hoặc hơn 20 sao băng mỗi giờ.

17. Đêm 17, 18/11: Mưa sao băng Leonids. Đây là mưa sao băng trung bình với mật độ khoảng 15-20 sao băng mỗi giờ vào cực điểm. Tuy vậy, sự xuất hiện của Mặt Trăng sẽ gây càn trờ không nhỏ cho việc quan sát Leonids.

18. Đêm 13, 14/12: Mưa sao băng Geminids. Đây là trận mưa sao băng lớn nhất trong năm với cực điểm có thể lên tới 120 sao băng mỗi giờ. Trung tâm của mưa sao băng này là chòm sao Gemini. Thời điểm này, ánh trăng sẽ là cản trở lớn đối với việc quan sát, tuy vậy nếu thời tiết lý tường và ờ các khu vực ít ô nhiễm thì đây vẫn là hiện tượng thiên văn rất đáng chú ý./.

NAM KHÁNH (VIETNAM+)

http://www.vietnamplus.vn/cac-hien-tuong-thien-van-quan-sat-tu-viet-nam-trong-nam-binh-than/368742.vnp

Tệp đính kèm