Tăng nhãn áp còn được gọi là cườm mắt, là một căn bệnh nhãn khoa phổ biến do áp suất trong mắt tăng cao, thường gặp ở những người ở lứa tuổi trung niên. Bệnh lý này phức tạp, nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa vĩnh viễn, đứng thứ hai sau bệnh đục thủy tinh thể. Có hai dạng bệnh tăng nhãn áp: tăng nhãn áp góc độ đóng và tăng nhãn áp góc độ mở.
Triệu chứng:
• Một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh tăng nhãn áp là mắt thường xuyên bị mệt mỏi, khô và rát.
• Thường tăng nhãn áp góc độ mở không có triệu chứng cho đến khi bệnh đã đến giai đoạn cuối.
• Ngược lại, người bị tăng nhãn áp góc độ đóng có thể thấy mắt đau, đỏ, đau đầu, buồn nôn và nôn, thị lực mờ hoặc thấy hào quang khi nhìn. Thường gặp ở người trung niên hoặc người già.
Nguyên nhân:
• Do sự mất cân bằng giữa việc sản xuất và rút thoát chất dịch lỏng trong nhãn cầu.
Cách phòng chống:
• Những người trên 40 tuổi, bị viễn thị, cận thị, cao huyết áp, tiểu đường mà thấy mắt nặng, mỏi thường xuyên thì nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được đo nhãn áp.
• Vệ sinh, bảo vệ mắt đúng cách như: đeo kính mát khi đi trên đường, tránh ánh sáng chiếu trục tiếp vào mắt. Nơi làm việc nên đủ ánh sáng, tránh thức quá khuya. Cần lưu ý ăn nhiều rau quả có màu như cà rốt, cà chua, chất đạm, cá có nhiều vitamin A sẽ tốt cho mắt.
• Đối với những bệnh nhân phải đeo kính áp tròng, thì việc bảo vệ mắt tốt nhất là cần tuân thủ thời hạn sử dụng của kính. Cần phải vệ sinh, rửa kính cẩn thận theo chỉ định. Nếu thấy mắt hơi đỏ, khó chịu thì tránh không đeo kính áp tròng.
Lưu ý:
• Nhiều người có thói quen nhỏ mắt cho mát mỗi khi có cảm giác đau rát hay mỏi mắt đó hoàn toàn là thói quen xấu.
• Thị trường hiện nay có chủ yếu hai dòng thuốc nhỏ mắt là nhóm có chứa corticoid và nhóm không. Nếu nhỏ nhóm thuốc có chứa corticoid chừng 10 ngày trở lên có nguy cơ xảy ra tăng nhãn áp. Nếu để kéo dài vài tháng rất nhiều trường hợp bị mù, kể cả những người nhỏ tuổi.
• Nếu chỉ dùng nước mắt nhân tạo, không chứa corticoid thì không sao. Tuy nhiên, vấn đề là bệnh nhân không hiểu rõ loại nào có chứa chất này, loại nào không. Lời khuyên chung là bệnh nhân không nên tự nhỏ thuốc, nên lập tức đi khám bác sĩ.
Theo suckhoedoisong.vn