Hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở, gây co thắt cơ trơn phế quản, tăng tiết nhầy và phì đại các tuyến chế nhầy khiến cho đường thở hẹp lại. Do đường thở bị hẹp, nên người bệnh xuất hiện cơn khó thở nghe như có tiếng gió thổi qua khe cửa.
Triệu chứng:
• Ho nhiều, ho nặng lên về đêm và sau khi cười, trong mùa lạnh.
• Đau ngực.
• Tự nhiên lên cơn ho, thở khó kèm theo những tiếng rít lên như tiếng còi.
• Việc thở ra còn khó hơn cả hít vào
• Đập tay, chân vì thiếu không khí, giống như phản ứng của người bị ngạt thở.
Nguyên nhân:
• Do cơ địa: một số người sinh ra đã có cơ địa bị hen.
• Do di truyền: nếu bố, mẹ, anh, chị bị hen thì con, em cũng dễ mắc bệnh hen.
• Do dị ứng: Những người dễ dị ứng như dị ứng da, dị ứng mũi, dị ứng với một số mùi, một số vật chất trong không khí như phấn hoa, lông chó, lông mèo, một số thức ăn như cua, cá, một số thuốc như aspirin … cũng dễ bị hen.
• Do tâm lý: Vì lúc nào cũng sợ lên cơn, nên cơ thể luôn sẵn sàng chống các dị ứng bằng cách sản xuất ra những kháng thể chống dị ứng.
• Những loại virus thông thường như virus gây viêm mũi, họng, phế quản cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ lên cơn hen. Bởi vậy, phải đề phòng hoặc chữa trị ngay những chứng bệnh trên khi mới có triệu chứng.
Cách phòng chống:
Để tránh được các cơn hen kịch phát, bạn cần giúp trẻ tránh những yếu tố gây ra hen:
• Bọc đệm trong nhà bằng chất liệu không gây bụi.
• Không dùng thảm trong phòng ngủ.
• Tránh phấn hoa, côn trùng bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh trồng nhiều cây cối quanh nhà, đóng kín cửa phòng khi vào mùa phấn hoa phát triển.
• Tránh cho trẻ tiếp xúc với thú cưng.
• Để hạ sốt giảm đau không cho trẻ dùng aspirin vì làm tăng cơn hen kịch phát.
• Môi trường xung quanh cần tránh khói bụi và khói thuốc.
• Có khoảng 9-10% trẻ em bị hen.
• Nếu được điều trị, trẻ em có thể có cuộc sống khỏe mạnh bình thường, không bị hạn chế các hoạt động, thậm chí lớn lên trẻ có thể trở thành vận động viên thể thao.
Theo suckhoedoisong.vn