TAND Tối cao vừa có công văn gửi tòa án nhân dân và tòa án quân sự các cấp về việc triển khai thực hiện mô hình phòng xử án.
Theo công văn, ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nhằm thể chế hoác các định hướng, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp nắm 2013 trong đó có quy định về “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”, “quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đương sự được đảm bảo”.
Mô hình phòng xử án với phiên tòa hình sự thông thường
Theo quy định tại điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, phòng xử án phải được bố trí thể hiện sự trang nghiêm, an toàn, bảo đảm sự bình đẳng giữa người thực hiện quyền công tố và luật sư, người bào chữa khác.
Chánh án tòa án nhân dân tối cao quy định: Đối với việc xét xử người dưới 18 tuổi (người chưa thành niên), khoản 4, điều 423 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Phòng xử án được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi”.
Mô hình phòng xử án với phiên tòa hình sự cho người dưới 18 tuổi.
Nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định nêu trên, trong thời gian vừa qua, TAND Tối cao đã tích cực triển khai việc nghiên cứu, xây dựng mô hình phòng xử án đối với vụ án hình sự tông thường và mô hình phòng xử án đối với vụ án hình sự người dưới 18 tuổi.
Để đẩy mạnh việc tổ chức phiên tòa theo các mô hình phòng xử án nêu trên, TAND Tối cao đề nghị chánh án TAND và Chánh án Tòa án quan sự các cấp khẩn trương góp ý kiến đối với mô hình phòng xử án. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc triển khai các mô hình phòng xử án trên thực tê, đảm bảo tiết kiệm và đúng quy định của pháp luật./.
Theo Việt Đức/VOV.VN