Cập nhật: 08/04/2016 08:40:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

• Giai đoạn đầu không có các biểu hiện rõ rệt và không gây đau đớn cho người bệnh.


Triệu chứng

• Giai đoạn đầu không có các biểu hiện rõ rệt và không gây đau đớn cho người bệnh.

• Khi khối u tiến triển: Sờ vú thấy cứng, không đau, không rõ hình dáng, dính vào thành ngực hoặc da trên vú, khó di động; vú to ra, thay đổi hình dáng, núm vú bị lún hoặc xù xì, chảy máu; da vùng vú dày lên hoặc thay đổi màu sắc, sần sùi như vỏ cam...

Nguyên nhân

• Do tiền sử gia đình bị ung thư vú; có vài xáo trộn của tuyến vú; sự đột biến của một số gene.

• Chịu tác động lâu dài của hormone estrogen (phụ nữ có kinh trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi).

• Dùng thuốc nội tiết trong thời gian dài.

• Không sinh con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi; không cho con bú mẹ.

• Hút thuốc lá và uống rượu; ăn nhiều thịt, chất béo; người béo phì.

Phòng tránh

• Không để cơ thể béo phì: Vì tế bào chất béo trong cơ thể có khả năng sản xuất ra estrogen dư thừa, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh.

• Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày: Theo kết các nhà khoa học Na Uy, bệnh ung thư vú có thể giảm đến 17% mỗi năm nếu phụ nữ chăm chỉ tập luyện thể dục vì nó duy trì được lượng hormone cân bằng trong cơ thể,.

• Hạn chế uống rượu,
bia: Phụ nữ uống khoảng 5 ly rượu/ngày sẽ có
nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp đôi người
không uống.

• Chế độ ăn uống hợp lý: Bạn nên chọn những loại thức ăn tươi và giàu protein, bổ sung nhiều rau củ quả trong thực đơn
hàng ngày.

• Giảm stress: Học cách thư giãn và lấy lại cân bằng trong cuộc sống ngay sau mỗi lúc căng thẳng.

• Cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

• Theo các nhà khoa học thuộc của Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, cho con bú có thế giảm nguy cơ mắc bệnh đến 60%.

• Khoảng 95% các trường hợp ung thư vú đều là dạng xâm lấn.

Theo suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm