Cập nhật: 06/05/2016 08:57:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Xã Tích Sơn nay thuộc phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên.Trong một năm Đình Cả có nhiều ngày lễ. Riêng ngày mồng Ba tháng Giêng làng tồ chức lễ hội Thảo tặc khao binh, một tiệc lệ lớn tái hiện khí thế ra trận giết giặc mùa xuân năm Mậu Ngọ (1258). Lễ hội này được tổ chức tại đình Cả Tích Sơn chung cho 5 làng nên gọi là lễ hội Đình Cả 5 làng Tích Sơn.

Tương truyền đầu đời Trần, 7 anh em họ Lỗ đều đã giữ chức “điển bình” trong quân đội triều đình, cùng nhau coi giữ trong động Đinh Sơn (núi Đanh) và các xã xung quanh. Tháng Chạp năm nguyên phong thứ 7 đời vua Trần Thái Tông (1257), quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt. Vua Trần xuất quân đánh giặc, 7 anh em họ Lỗ theo nhà vua ra trận.Sau khi đất nước thanh bình, 7 vị trở về quê, làng Bồ Lí ngày nay. Trên đường về tới núi Đanh thì hóa. Mộ táng ở dưới chân núi. Nhân dân tưởng nhớ 7 anh em họ Lỗ lập đền thờ, trong đó đình Cả Tích Sơn là nơi thờ chính.

Ngày mồng 2 Tết Nguyên đán, từ sáng sớm, tất cả dân làng và cậu trai đinh đã tế tựu đầy đủ ở sân chùa Ngũ Phúc (chùa chung của 5 làng thuộc xã Tích Sơn) làm lễ “tụ quân”, tức là tập hợp quân số của 2 giáp để vào tiệc. Các trai đinh vào phe được gọi là “quân” của thất vi Lỗ Đinh Sơn (bảng vị thần họ Lỗ trên núi Đanh), và chỉ những người này mới được vào “làm tiệc” - các công việc về tiệc không có nữ tham gia.

Đêm ngày mồng 2 “quân” của hai giáp vào làm lễ thánh và được ăn uống. Quân đang ăn dở dang, thì có pháo lệnh nổ, lệnh báo động trong quân. Quân 2 giáp chạy về điểm tụ quân. Quân giáp phía đông tụ ở đình Chợ. Quân giáp phía tây tụ ở cầu Giáp Lão. Đến đầu giờ Hợi (21 giờ) mới tiến về nhà nuôi lễ ở đình Cả nghỉ ngơi.

Vào tiệc, giữa giờ Hợi (10 giờ tối) là khi sắp sửa ăn đêm thì có tiếng reo hò. Quân bỏ bữa ăn, đốt đuốc xông thẳng vào “chuồng lễ”, phá “chuồng lễ”, đuổi bắt “ông lễ” (lợn lễ) trói lại, khiêng ra đình. Theo lễ định, ai bắt được "ông lễ" sẽ khiêng đầu đòn thứ nhất (đi trước), đầu kia (đi sau) giành cho 1 người quân làm tiệc. Có 2 “ông lễ” của hai giáp. Lễ của giáp nào do quân giáp ấy bắt và đặt riêng theo giáp ấy. Lễ của giáp Đông đặt ở phía đông cửa thần điện. Lễ của giáp Tây đặt ở phía tây cửa thần điện. Vị chủ lễ vào “xin chân keo” xin âm dương 4 lần.

Sau các lễ cầu, “quân” được nghỉ ngơi, ăn “Cỗ bàn đọi” chờ sang canh , “Cỗ bàn đọi” là cơm của quân sĩ: cơm nắm. muối vừng.

Tiệc lệ ngày mồng Ba: Tiến trình tồ chức lễ bắt đầu từ nửa đêm.

Chủ lễ vào lễ thánh, xin phép làm tiệc. Hai thủ dịch vác long đao tiến ra đứng trước 2 “ông lễ” diễn động tác chém vào cổ lợn. Ngay lập tức, tiếng reo hò nổi lên; chức việc của 2 giáp xông vào cắt đầu lợn, mổ lợn làm cỗ “sinh huyết” (máu tươi). “sinh nhục” (thịt sống) cho giáp mình để hiến lễ. Về cỗ, có 2 loại: Thứ nhất là cỗ thủ đê dâng lên đình Cả; Thứ hai là cỗ vọng tướng dâng lên miếu tướng. Tế cờ: là phần kết thúc của lễ tiệc “thảo tặc khao binh”.

Trước cửa đình, “quân” của giáp nào xếp hàng theo giáp ấy. Giáp Đông đứng về bên đông. Giáp Tây đứng về bên tây. Thủ dịch của 2 giáp bưng hương án, che lọng, ban sửa cầm cờ, khiêng trống, chiêng từ trong đình tiến ra trước một ban thở ở góc phía bắc của sân đình, gợi là mô cờ. Ban thờ hướng về phía làng Bồ Lí. “Quân” của 2 giáp ào ào chạy ra mô cơ, đứng bái vọng về quê hương của 7 vị là làng Bồ Lí, nay là xã Bồ Lí (huyện Tam Đảo).

Sau mục tế cờ là “Duệ thằng”: quân 2 giáp kéo vào trước cửa đình thực hiện cuộc kéo co, gọi là “Sỏ giải”. Đến đây kết thúc lễ hội. Đặc điểm của lễ hội này là phần lễ không có rước kiệu, không có lễ tế. Vị chủ lễ chỉ “xin chân keo” để chuyển các thứ mục của lễ hội.

Phần cuối cùng của lễ hội này là phần ăn uống gọi là “tán cỗ”. Tán cỗ là chế biến các đồ lễ sống thành cỗ nấu chín để “thụ lộc”. Công việc này do ban “lâm thời” đảm nhiệm. Đồ nấu chín được chia thành các mâm. Mỗi mâm cỗ có. các thành phần: 1 mô xôi nếp; 1 mô thịt luộc chín; 1 mô cơm xén thành khuôn; Cỗ ngồi 3 người theo từng bàn của 2 dõng trong 2 giáp đông và tây.

ST

Tệp đính kèm