Sốt là tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cơ thể bình thường là 370C. Gọi là sốt khi nhiệt độ đo ở hậu môn cao hơn 380C. Nhiệt độ đo ở các vị trí khác trên cơ thể thường thấp hơn nhiệt độ ở hậu môn, chẳng hạn: ở nách> 37,50C là có sốt.
Triệu chứng
Sốt thường đi kèm các triệu chứng sau đây:
Những nốt đỏ trên da mà dân gian thường gọi là ban.
• Bóng nước, đặc biệt là bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, miệng.
• Chảy máu: Răng, mũi, ói máu, tiêu ra máu.
• Vàng da, vàng mắt.
• Ói nhiều hơn lượng thức ăn uống vào.
• Tiêu lỏng nhiều hơn lượng nước uống vào.
• Thở nhanh: Đếm nhịp thở của trẻ trong 1 phút. Gọi là thở nhanh khi: Nhịp thở > 60 lần/phút ở trẻ < 2 tháng, nhịp thở ≥ 50 lần/phút ở trẻ 2 – 11 tháng. Nhịp thở ≥ 40 lần/phút lên ở trẻ 2 tháng - 5 tuổi.
• Co giật.
Nguyên nhân
Sốt không phải là bệnh, mà chỉ là một triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau. Có 2 nguyên nhân chính gây ra sốt:
• Các bệnh nhiễm: Sốt rét, thương hàn, sốt xuất huyết, tay chân miệng… Phần lớn các trường hợp sốt ở trẻ em là do bệnh nhiễm.
• Các bệnh không phải bệnh nhiễm: Bệnh tự miễn, say nắng, thiếu nước, tác dụng phụ của thuốc, ung thư, rối loạn trung tâm điều nhiệt của cơ thể…
Sốt
Cách phòng chống
*Hạ sốt
• Lau trẻ với nước ấm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của trẻ 20C, mỗi 30 phút kiểm tra lại nhiệt độ cho đến khi nhiệt độ của trẻ = 380C thì ngưng lau, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không ủ ấm.
• Dùng thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt an toàn là paracetamol dùng theo đúng liều lượng chỉ định.
• Chọn chế độ dinh dưỡng thích hợp: khi nhiệt độ cơ thể tăng 10C thì chuyển hóa cơ bản tăng > 10%, do vậy nhu cầu năng lượng và nước tăng. Vì thế:
Không ăn kiêng (trừ những thức ăn trẻ từng bị dị ứng).
Đối với trẻ còn bú: Cho trẻ bú
nhiều hơn.
Đối với trẻ đã biết ăn: Cho trẻ ăn đầy đủ ngũ cốc, thịt cá, rau cải, trái cây, dầu. Thức ăn cần mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa, chia thành các bữa ăn nhỏ (tăng số bữa ăn trong ngày).
• Uống nhiều nước vì trẻ bị sốt thường mất nhiều nước qua đường mồ hôi, hô hấp...
Theo suckhoedoisong.vn