Cập nhật: 24/05/2016 09:05:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

“Lú lẫn” hay “mất trí” là một căn bệnh người già phổ biến ở những người cao tuổi, đặc biệt là người trên 65 tuổi. Bệnh lẫn của người già có thể gián tiếp gây ra nguy hiểm cho người bệnh và đôi khi gây nên những tình huống dở khóc dở cười cho người nhà của bệnh nhân.


Biểu hiện bệnh lẫn ở người cao tuổi

Thông thường, bệnh lẫn của người già sẽ được xếp theo các mức độ từ nhẹ, nặng đến rất nặng.

Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể có những biểu hiện như đãng trí. Lúc đầu họ sẽ quên việc mình định làm trong một thời gian nhưng sau đó vẫn có khả năng nhớ lại hoặc quên hẳn.

Giai đoạn bệnh lẫn của người già nặng, người bệnh bắt đầu có những biểu hiện thông qua hành động như:

1. Hay đi lang thang, lạc đường - Họ đi để tìm hiểu chung quanh, lục lọi đồ vật phòng này sang phòng khác, hoặc đi vì bực mình, không diễn tả truyền đạt được ý muốn.

2. Hay gây gổ, dễ kích động, lo lắng - Người bệnh gây gổ khi được cho uống thuốc, ăn cơm hay yêu cầu đi tắm. Họ cũng hay nổi cáu, la hét mọi người. Ngược lại, có lúc bệnh nhân tỏ ra rất dễ thương, nghe lời.

3. Có những hoang tưởng, ảo giác như nhận diện nhầm người nhà, bạn bè, hay nghi ngờ, tin rằng mọi người nói về mình hay lấy trộm đồ vật tuỳ thân; nghe âm thanh và nhìn thấy sự vật không có thực. Họ ít ngủ ban đêm, vì sợ bóng tối, cảm thấy đói bụng, mót tiểu tiện, buồn rầu, hay ngủ ngày quá nhiều.

Giai đoạn bệnh lẫn của người già rất nặng, người bệnh gần như mất hoàn toàn khả năng ghi nhớ, khả năng xác định phương hướng…Họ cũng không thể tự đáp ứng các nhu cầu của bản thân mà phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.

Làm gì khi trong nhà có người già bị bệnh lẫn?

Cho đến nay chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh lẫn tuổi già. Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm hỗ trợ điều trị có thể giúp ngăn chặn bệnh lẫn tuổi già. Do đó, khi thấy người cao tuổi trong nhà có biểu hiện quên, lẫn ngày càng tăng thì nên đưa họ đi khám ngay. Đồng thời phòng tránh bệnh lẫn tuổi già trước khi quá muộn và thực hiện một số biện pháp chăm sóc sức khỏe người mắc bệnh lú lẫn trong mọi hoàn cảnh.

Khi mắc bệnh, tâm sinh lý của người bệnh đều thay đổi. Người bệnh sẽ cảm thấy rất bứt rứt khó chịu khi không thể nói được điều mình muốn. Do vậy, tất cả các thành viên trong gia đình đều phải có thái độ thấu hiểu và đồng cảm với người bệnh. Cần tránh quát mắng, to tiếng với người bệnh khi họ làm hỏng việc gì đó. Việc tranh luận với người bị bệnh lẫn của người già cũng nên tránh vì sẽ không mang lại kết quả.

Theo suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm