Làng Gốm Sơn Đông là một xã trung du ở phía Nam huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc, có dòng Lô Giang và sông Phó Đáy bao quanh. Đi theo quốc lộ số 2 từ Hà Nội 75 km là đến Việt Trì, thành phố ngã ba sông nổi tiếng, quê hương đất tổ Hùng Vương. Từ cầu Việt Trì ngược về thượng nguồn sông Lô chừng 2 km là đến Sơn Đông. Một vùng đất cổ có tên gọi là làng Gốm, một làng có công nghệ làm gốm nổi tiếng một thời, nhưng có lẽ là thời Hùng Vương dựng nước, bởi vì câu ca ''Nhất Kinh kỳ Nhì Gốm Hạc'' thì Kinh kỳ ở đây là đất Phong Châu, kinh đô đầu tiên của nước Việt, nhưng cũng có thể là Kinh kỳ Hà Nội. Bởi vì, những năm trước Cách mạng Tháng Tám, làng Gốm là một trung tâm thương mại nổi tiếng, trên bến dưới thuyền, dáng dấp của một thương cảng nhỏ.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, làng Gốm được đổi tên là Trang Sơn Đông thuộc tổng Đông Mật, ngày nay gọi là xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc với diện tích tự nhiên gần 1000 héc ta và dân số gần 9000 người.
Làng Gốm vồn là một vùng đất cổ, được hình thành từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang, thời kỳ ấy cư dân người Việt thường sống dọc các dòng sông, để từ đó lên rừng xuống biển tạo nên nước Đại Việt sau này.
Người Sơn Đông rất tự hào về truyền thống anh hùng đánh giặc ngoại xâm giữ nước, mà tiêu biểu là người anh hùng dân tộc Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn - công thần vào bậc nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1417- 1427). Trần Nguyên Hãn là dòng dõi nhà Vua, cháu 7 đời của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, cháu 4 đời quan Tư đồ Trần Nguyên Đán và gọi Nguyễn Trãi là bác họ. Ông sinh ngày 1 tháng 2 năm Canh Ngọ (1390) tại Sơn Đông.
Trước khi tìm vào Lam Sơn để cùng Bình Định Vương Lê Lợi trù mưu khởi binh, ông đã có 11 năm nghiên cứu binh pháp, 11 năm mài gươm chờ thời cơ diệt giặc. Vì vậy suốt 10 năm kháng chiến chống quân Minh ông luôn là một vi tướng tài với các trận đánh nổi tiếng: Xương Giang, Chi Lăng, Đông Quan. Đất nước thanh bình ông được phong Tả tướng quốc và xin về quê hương lập ấp sinh sống. Vừa mở mang trang trại, vừa đóng thuyền bè, tập hợp tráng binh rèn luyện võ nghệ, để bảo vệ đất nước, nhưng lại bị bọn nịnh thần đố kỵ gièm pha là ông có mưu làm phản, nhà vua nghe lời đã triệu hồi ông vào kinh.
Để giữ khí tiết của mình Trần Nguyên Hãn đã trẫm mình trên dòng sông Lô ở bến Đông Hồ, ngày 26 tháng 2 năm Kỷ Dậu (1429) để lại cho đời một nỗi nhớ thương khôn cùng. Truyền thuyết kể lại rằng ông cùng gia đình và đoàn gia binh đi một đoàn thuyền đậu ở bến Đông Hồ sông Lô đầu làng Gốm, ông nói với binh sĩ ''các ngươi đã theo ta đánh giặc nhiều năm, nay ai cũng còn mẹ già con nhỏ, ta cho các ngươi về nhà cày cấy làm ăn để chăm sóc gia đình''. Chỉ còn một chiếc thuyền chở gia đình ông ra đến giữa sông, ông ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Tôi với vua cùng mưu cứu dân, nay việc lớn đã thành, vua lại muốn giết tôi Hoàng Thiên có biết xin được soi xét''.
Ông vừa nói xong thì trời nổi cơn mưa gió, sấm chớp đùng đùng, thuyền lật chìm, dòng Lô đã ôm ấp ông vào lòng cùng với bi kịch của một thời đại. Ông chết đi hình như còn để lại một thanh gươm báu, thanh gươm mà ông đã hơn mười năm mài ở hòn đá hiện để ở trước đền thờ ông. Truyện kể lại rằng thế kỷ mười chín trên đường xuất bôn Cần Vương, Tôn Thất Thuyết vẫn hằng mõ có được thanh gươm thần của Trần Nguyên Hãn, ông đã đến đền thờ Tả tướng cầu mộng và đổi lấy thanh gươm thờ mang đi Ngày nay ở đền thờ ông vẫn còn đôi câu đối:
Lam Sơn tướng nghiệp tồn linh địa
Lô Thuỷ thần tâm đổi nghĩa thiên.
Có nghĩa là, sự nghiệp làm tướng đất Lam Sơn còn mãi với đất thiêng này. Lòng trung quân của người bầy tôi trên dòng sông Lô là có trời biết.
Để tưởng nhớ người anh hùng, nhân dân đã lập đền thờ ông ngay trên mảnh đất ông sinh ra gọi là Đền tả tướng. Đền là một công trình văn hoá đã được Bộ Văn hoá xếp hạng là di tích lịch sử, đây là một công trình kiến trúc đẹp, có hòn đá mài gươm nổi tiếng được tìm thấy năm 1998. Nhân dịp này ngày 19 tháng 3 năm 1999 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về thăm Sơn Đông. Sau khi thắp hương tại đền, Đại tướng đã nói ''Trần Nguyên Hãn không chỉ là một vị tướng kiệt xuất trong chiến thắng chống quân Minh ở thế kỷ XV, mà ông còn là một Anh hùng dân tộc". Ghi nhớ công lao của ông hàng năm dân làng lấy ngày sinh của ông 1 tháng 2 âm lịch làm ngày hội làng, lễ hội được tổ chức long trọng tại Đền Thượng có tổ chức tế lễ và nhiều trò như vật, đánh cờ, có năm còn đón các đoàn tuồng, đoàn chèo về diễn cho dân làng xem vài đêm liền.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương năm 1947 người dân. Sơn Đông đã tự phá làng mình đi kháng chiến để thực hiện chính sách ''Vườn không nhà trống'' cả một phố làng với những dãy nhà 2, 3 tầng đã được đập phá. Đình làng Gốm với những cây cột lim hai người lớn ôm không kín cháy cả tuần mới hết, người dân đã quyết phá làng để lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.
Những người ở lại đào hầm, đào hố để chiến đấu giữ làng, nhân dận, du kích đã cùng bộ đội phối hợp chiến đấu, đã đánh chống càn 200 trận, tiêu diệt gần 300 tên lính Pháp, thu và phá huỷ nhiều vũ khí .
Sơn Đông đã ủng hộ 1kg vàng, 38 tấn thóc và đóng 300 tấn thóc thuế cho Nhà nước. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Sơn Đông đã có 85 người con anh dũng hy sinh và trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ, Sơn Đông đã có 111 người con là liệt sĩ, 31 người là thương binh, 89 người là Dũng sĩ diệt Mỹ, có 875 gia đình quân nhân và 9 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng.
Với thành tích xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ và anh dũng, xã Sơn Đông đã được Nhà nước phong tặng đơn vị "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân".
Từ nhiều thế kỷ, làng Gốm vẫn được coi là một làng vãn hiến với nhiều huyền thoại lịch sử, làng được xây dựng từ nhiều đời nên rất nhiều ngôi nhà cổ đặc trưng cho kiến trúc của nhiều thời đại, nhà được xây dựng bằng gỗ lim, gạch đá ong, ngói mũi hài, xung quanh làng có luỹ tre xanh và dầy bao bọc như một chiến luỹ bảo vệ, làng có ba cổng lớn được xây kiên cố và rất đẹp có cửa đóng, trong làng mỗi thôn có một giếng làng được xây bằng đá ong rất to và đẹp, người dân uống nước giếng làng có giọng nói giống nhau và thể hiện tập quán sinh hoạt cộng đồng, đường làng được lát gạch, theo Hương ước của làng mỗi gia đình có con lớn dựng vợ gả chồng đều tự nguyện xây cho làng 10 m dài đường làng để kỷ niệm.
Sơn Đông là nõi có rất nhiều đền chùa miếu mạo, làng gồm các thôn Phú Thị, Quan Tử, Đông Mật, Phú Hậu, Đa Cai, thì thôn nào cũng có đình chùa riêng, trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhiều công trình đã bi tàn phá, ngày nay vẫn còn ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XIII gọi là chùa Am, tên chữ là Vĩnh Phúc Tự, đặc biệt chùa có đôi chuông khánh được đúc từ thời Cảnh Thịnh có kích thước rất to, mỗi buổi chiều quê, tiếng chuông ngân xa đến các làng xung quanh vẫn nghe được.
Làng còn có Văn.Chỉ, được xây dựng để thờ các ông nghè, với các văn bia được khắc phỏng theo các bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Tục truyền miếu thờ 18 ông nghè rất thiêng, các sĩ tử trước khi vào kinh dự thi đều đến thắp hương và các dòng họ có con em đỗ đạt đều thành tâm cúng bái.
Rất tiếc Văn Chỉ đã không còn nữa, một số bia tiến sĩ bị đem nung vôi hoặc đập phá. May có dòng họ Vũ cố mang được bia thờ ông tổ họ về cất ở vườn nhà và còn đến ngày nay.
Sơn Đông có bề dày vãn hoá lịch sử được lưu truyền ''Sơn Đông ngàn năm vãn vật'' là dựa trên những thành tích về học hành đỗ đạt. Từ thời phong kiến làng đã có trường học và ngôi trường đầu tiên ấy do nhà giáo Đỗ Khắc Chung, một đại thần nhà Trần từng giữ chức Thiếu bảo hành Thánh từ cung, Tả ti sự gia hàm Đồng trung thư môn bình chương sự, gần tương đương chức Tể tướng, mở trường dạy học.
Cuộc đời và sự nghiệp của Đỗ Khắc Chung là một bi tình sử còn nhiều tranh cãi.
Xuất thân là một thầy giáo trường làng, nhân vua Trần đi kinh lý, phát hiện ra hiền tài, đưa về kinh phong quan tước, ông là một nhà ngoại giao nối tiếng từng được vua Trần Nhân Tông cử đi giảng hoà với tướng Ô Mã Nhi. Đến đời vua Anh Tông ông giữ chức Nhập nội hành khiển thượng thư tả bộ và được vua cử sang Chiêm Thành đón Huyền Trân công chúa về nước, thiên tình sử trên biển Đông đã làm ông phải mất chức, ông trở về Sơn Đông tiếp tục sự nghiệp dạy học của mình, trở thành người thầy đầu tiên khai trí cho một vùng quê văn hiến. Có lẽ ông là người thầy đâu tiên và duy nhất ở Việt Nam được dân làng lập đền thờ ngay trên nền đất của ngôi trường cũ và tôn ông làm Thành hoàng làng ngay từ lúc ông còn sống. Ngàỵ nay đền thờ ông vẫn còn nguyên vẹn và còn có tên gọi là Miếu Quan Tử. Bức hoành phi trước thượng điện với bốn chữ lớn ''Vạn đại chiêm ngýỡng'' là để khẳng định sự ghi công ơn người thầy giáo làng đầu tiên, ông mất năm Canh Ngọ (1330).
Đời vua Hiến Tông, ông được phong tước Á quan nội hầu. Hàng năm dân làng vẫn lấy ngày ông mất 4 tháng 10 ta đế cúng giỗ ông theo nghi thức rất trang trọng gọi là ngày ''Tiệc làng''. Sơn Đông có truyền thống hiếu học và đỗ đạt, là một trong 201àng được xếp hạng là làng Tiến sĩ của cả nước.
Thời phong kiến làng có 13 Tiến sĩ nho học. Riêng thôn Quan Tử đã có 12 Tiến sĩ, các Tiến sĩ đều ra làm quan và là các vị quan thanh liêm trí thức, cả làng nhiều người làm quan gặp ai cũng con cháu quan nên gọi là làng Quan Tử.
Trong vòng 88 năm, từ thời vua Lê Nhân Tông năm Quý Dậu (1453) đến Mạc Phúc Hải năm Tân Sửu (1541) đã có 12 Tiến sĩ nho học. Năm Tự Đức (1878) làng dựng bia ghi tự hiệu, chức tước của từng người thờ trong miếu Quan Tử, bia dựng theo quy cách của Văn Miếu, trán bia ghi bốn chữ lớn ''Tiên Hiền Liệt Vi'' vẫn giữ được đến ngày nay.
Nếu xếp theo thứ tự thời gian, thì Tiến sĩ đầu tiên là Nguyễn Từ, đỗ Hoàng Giáp năm 1453 giữ chức Đô ngự sử, thứ hai là Lê Thúc Chẩn đỗ Tiến sĩ Đệ tam giám năm 1466, được khắc bia ở Vãn Miếu - Quốc Tử Giám, giữ chức Đô ngự sử, thứ ba là Nguyễn Tộ đỗ Hoàng Giáp năm 1472, giữ chức Hiến sát sứ, người thứ tư là em ruột ông Tộ, ông Nguyễn Thúc Trinh đỗ Tiến sĩ Đệ tam giáp năm 1475, giữ chức Thượng thư Bộ Lại, được khắc bia ở Vãn Miếu.
Cùng khoa thi này còn có người em út của ông Tộ là Nguyên Tư Phúc đỗ Tiến sĩ Đệ tam giáp và cũng được khắc bia ở Văn Miếu. Như vậy, một gia đình có ba anh em ruột đều là Tiến sĩ, hai anh em cùng đỗ một khoá là rất hiếm. Người thứ 6 là Trần Doãn Hựu đỗ Tiến sĩ Đệ tam giáp năm 1478 khi ông mới 26 tuổi, giữ chức Thượng thư Bộ Lại, được khắc bia ở Vãn Miếu, người thứ 7 là Lê Đức Toản đỗ Hoàng Giáp năm 1484 giữ chức Đô ngự sử, thứ 8 là Đặng Thận, đỗ Tiến sĩ Đệ tam giáp năm 1484, thứ 9 là anh ruột ông Thận, ông Đặng Điềm, đỗ Tiến sĩ Đệ tam giáp năm 1490, giữ chức Hiến sát sứ, thứ10 là Lê Khiết, đỗ Tiến sĩ Đệ tam giáp năm 1490, cùng khoá với ông Đặng Điềm, thứ 11 là Nguyễn Phu Hựu đỗ Tiến sĩ Đệ tam giáp năm 1505, giữ chức Thượng thư, thứ 12 là Vũ Doãn Tư đỗ Tiến sĩ Đệ tam giáp năm 1541 khi ông mới 23 tuổi, giữ chức Tả lang Bộ Lại được ban tước ''Sơn Đông Bá''. 12 Tiến sĩ trên đều ở thôn Quan Tử người thứ 13 là Nguyễn Thời Khắc, đỗ Tiến sĩ Đệ tam giáp năm 1511, giữ chức Thị lang Bộ Hộ được khắc bia ở Văn Miếu, là người thôn Đông Mật. Truyền thống hiếu học được các dòng họ phát huy cho đến ngày nay.
ST