Cập nhật: 15/06/2016 09:05:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Làng Gốm, gồm có làng Trong (Quan Tử) và làng Ngoài (Phú Thị), trước năm 1945 đều có đền thờ Mẫu khá nguy nga, mỗi làng một đền. Song do tiêu thổ kháng chiến, nên đến nay không còn.

Ngày nay, do nhu cầu tâm linh, một ngôi đền Mẫu mới được xây dựng trong khuôn viên đất của đình làng Phú Thị cũ. Đền gồm có toà thượng cung và 3 gian tiền tế, cấu trúc theo lối chữ Đinh (J) truyền thống.

Trong toà thượng cung, có 3 pho tượng Mẫu là Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải được đặt trang trọng trong khám thờ.

Trước điện, ở tầng không có hai ông lốt (Rắn xanh và trắng), biểu tượng của hàng quan: Thanh xà đại tướng, Bạch xà đại quan. Tầng trệt (Hạ ban), thờ 05 ông hổ (quan Ngũ Dinh).

Nội thất nhà tiền tế, có bày biện hoành phi, câu đối. Đáng chú ý nhất bức hoành phi trước điện:

Thuỷ đức tường quang.

Nghĩa là Đức sao Thuỷ, phúc sáng.

Chũ Thuỷ có nghĩa là Nước. Chỉ về nước, là để thờ vị quan Đệ Tam thuộc Thoải Phủ. ý nghĩa ấy được dẫn bằng câu đối trước điện:

Cảm nhi toại thông thiên giang hữu thuỷ thiên giang nguyệt

Cầu chi tất ứng vạn lí vô vân vạn lí thiên.

Nghĩa:

Nghĩ đến được thông đến trời, sông có nước, nghìn sông trăng sáng.

Cầu thì được ứng, vạn dặm không mây, vạn dặm trời.

Có lẽ đây là xuất phát điểm của nguyên nhân lập đền là vì thờ ông Hoàng Ba. Tuy nhiên trên điện lại có Tam Toà Thánh Mẫu.

ở nhà tiền tế, trên hết có tượng vua cha Ngọc Hoàng. Lại có 3 ban thờ nữa:

- Bên trái điện là các ông Hoàng của Tứ Phủ. Biển đề là Cung Hoàng Ba, tức ông Hoàng ở phủ Thoải. Song ở đây lại có cả tượng của 4 ông Hoàng.

ông Hoàng Mười (ngoài cùng từ trái sang).

ông Hoàng Đệ nhất (thứ hai).

ông Hoàng Ba (Bơ) (thứ ba, sau bát hương).

ông Hoàng Bẩy (trong cùng).

- Bên phải điện là ban Trần Triều có tượng Trần Hưng Đạo. Tầng trệt trước điện có tượng Cô, tượng Cậu.

Trong điện Mẫu ở đây, chưa thấy có toà động Sơn Trang và chúa Sơn Trang.

ST

Tệp đính kèm