Cập nhật: 27/06/2016 09:34:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Yên Tử hiện ra trong trí nhớ của nhiều người là miền đất tâm linh, nơi thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ đã được khai sinh từ hàng thế kỷ nay. Lễ hội đền Chân Suối là một trong những nghi lễ quan trọng khi đến vùng đất này.

Lễ hội đền Chân Suối. (Nguồn: Internet)

Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên từ lâu đã là nơi thuyết pháp cho chúng sinh. Sau khi hoàn thiện vào năm 2006, nơi được mệnh danh là nơi khai sinh đạo pháp Phật pháp Việt Nam này trở thành điểm đến hấp dẫn tăng ni, cư sỹ, phật tử trên khắp mọi miền tổ quốc nhờ tọa lạc ở vị thế cực đẹp - một trong ba ngọn núi thiêng của dãy Tam Đảo hùng vĩ.

Đền Chân Suối còn gọi là đền Giải Oan, vốn tồn tại trong những câu chuyện kỳ bí được người dân truyền miệng từ đời này sang đời khác. Du khách, Phật tử đến với Vĩnh Phúc bao giờ cũng phải ghé thăm ngôi đền này đầu tiên, tham gia lễ hội đền Chân Suối. Người dân Vĩnh Phúc xem đây là nơi thờ cúng mang ý nghĩa linh thiêng vô cùng, do vậy bằng cách trò chuyện với các cụ ông, cụ bà người bản địa, bạn sẽ khám phá được vô cùng nhiều những câu chuyện hấp dẫn xung quanh nguồn gốc của đền Chân Suối.

Sau khi làm lễ tại đền, du khách sẽ theo lộ trình, tiếp tục lên Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, dâng hương, thỉnh pháp, vãn cảnh, chiêm ngưỡng kiến trúc đền chùa độc đáo với những chi tiết tinh tế thông qua chạm trổ… Phật điện là nơi bất kỳ người nào cũng có thể ngồi yên lặng suốt buổi, nghe các sư tăng truyền đạo, thấm thía từng lời về thuyết nhân quả, thuyết luân hồi,…

Bảo tàng của Thiền Viện lại là nơi lưu giữ ngọn nguồn, gốc tích, quá trình xây dựng công trình quý báu này. Chiếc trống khổng lồ cùng chiếc chuông đồng hiện ra ngay trước mắt du khách, xa xa là đồng bằng Bắc Bộ được thu gọn trong tầm nhìn. Ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển này, mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, trong lành, bình yên vô cùng và mang đậm hồn thiêng của Phật giáo.

ST

Tệp đính kèm