Cập nhật: 05/07/2016 09:07:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Chùa Vĩnh Phúc thôn Quan Tử, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch mới lập lại ngôi điện Mẫu theo kiểu “tiền Phật hậu Mẫu”.

Trong điện thần ngoài các loại nón thuộc về điện Mẫu, trên tầng thượng chỉ trưng bày 3 hàng thánh tượng:

- Hàng trên có 3 pho tượng Mẫu (trắng - đỏ - xanh).

- Hàng giữa có 4 pho tượng Nữ, theo phả hệ điện Mẫu thì đó là các bà Chúa: Chúa Thượng Thiên (ñoû), Chúa Thượng Ngàn (xanh), Chúa Thoải (trắng) và Chúa Đệ Tứ (vàng).

Hàng dưới là 5 pho tượng hàng Quan: Ngũ vị tôn Quan.

Cách bài trí thần tượng kiểu này, tuy theo đúng phả hệ Mẫu, theo đúng thứ tự hầu đồng, song lại hiếm gặp ở các điện Mẫu khác.

Trên đây là điểm qua một số điện Mẫu của công đồng làng xã, nghĩa là một mô hình thờ tự về Mẫu Tứ Phủ của một cộng đồng làng.

Các điện Mẫu xưa, chưa bao giờ được chính quyền nhà nước để tâm tới. Các sinh hoạt thờ tự và nghi lễ nằm gọn trong hoạt động tự phát một số con nhang đệ tử, những người có “căn số” với cửa Mẫu, hoặc của các ông đồng, bà đồng, nên đa số quần chúng nhân dân còn thờ ơ tín ngưỡng này. Các ngày có khóa lễ ở cửa Mẫu, chỉ một số dân chúng (đa số là tầng lớp trẻ, thanh thiếu niên) đến “xem lên đồng”, “tranh cướp lộc” nhiều hơn là ý thức dự lễ hội. Các khoá lễ ở cửa Mẫu chỉ mang tính chất gia đình cá thể, chưa bao giờ là một hội làng. Vì vậy các tư liệu văn bản của làng xã xưa còn lại, không thấy có một ghi chép nào về các điện Mẫu.

Tuy vậy, qua lưu trữ của Viện Viễn Đông Bác Cổ nay còn được lưu giữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội và Viện Thông tin Khoa học Xã hội - Hà Nội. Cụ thể như làng Quan Tử, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch có một ngôi đền Mẫu rất hoành tráng, toạ lạc trên vài sào đất ở ngay đầu làng, một số di vật tuy đã tản mát, nhưng nay vẫn còn tìm lại được, tuy trong các văn bản cổ của làng Quan Tử không thấy có ghi chép. Làng Quan Tử hiện nay, chỉ còn nhớ một địa danh Đền Mẫu và một khu đất vẫn nhận ra được - Trên bản đồ Sở Địa chính Bắc Kì, tỉ lệ 1/1000 về làng Quan Tử, tổng Đông Mật, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên, ở tờ số 6, còn nhận ra được một toà nhà gạch hình chữ Đinh (J) trong thửa số 1375 là dấu ấn duy nhất.

Sau khi có lệnh tiêu thổ kháng chiến năm 1946-1947, ngôi đền Mẫu không còn. Ngày nay, được dựng lại riêng trong khuôn viên chùa Vĩnh Phúc (chùa Am) trở thành một bối cảnh “tiền Phật hậu Mẫu” (đằng trước thờ Phật, đằng sau thờ Mẫu. Đây cũng là một dạng thức bố cục mặt bằng kiến trúc khá phổ biến của nhiều ngôi chùa làng vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ từ thế kỷ XVIII.

Sự bài trí của điện Mẫu hiện nay tuy còn đơn giản, sơ sài, song lại định hình một dạng thức mới ở sự bài trí thờ tự:

- Tầng không là tầng nón: nón Mẫu, nón chúa của ba phủ Thiên, Nhạc, Thoải cùng nón Công đồng tứ phủ (nón dùm).

- Tầng ban có 3 hệ tượng:

ở trên cùng là 3 tượng Mẫu có sắc phục đỏ (Thượng Thiên), xanh (Thượng Ngàn) và trắng (Mẫu Thoải).

Hàng thứ hai, có 4 pho tượng nữ mang sắc phục của Tứ phủ: đỏ, xanh, trắng và vàng.

Đã có ý kiến lý giải là thuộc “Tứ Phủ Chầu Bà”. Song, theo như hệ phả của đạo Mẫu thì đó là các chúa Bà như 4 vị nữ chúa đã trình bày ở phần trên, nên được xếp trên hàng Ngũ vị Tôn quan (hàng thứ ba).

Trình bày như thế này là một dạng thức khá khác lạ so với điện Mẫu khác, thường chỉ có các hàng tượng là: Mẫu - Quan rồi đến hàng các ông Hoàng (số 3 là Hoàng Ba, Hoàng Bảy, Hoàng Mười - số 4 là thêm ông Hoàng Cả của phủ Thiên). Một trường hợp hiếm gặp ở điện Mẫu Vĩnh Phúc.

Điện Mẫu làng Phượng Lâu, xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, nay toạ lạc trong khuôn viên chùa Dầu, trở thành một hệ phụ.

ST

Tệp đính kèm