Cập nhật: 13/07/2016 07:46:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Ngự toạ tại xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang; chùa Vĩnh Nghiêm (còn gọi là chùa Đức La) là một đại danh lam cổ tự nổi tiếng! Chẳng thế mà tự bao giờ trong dân gian đã lưu truyền câu ca "Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Vĩnh Nghiêm chưa tới thiền tâm chưa đành".

 

Vĩnh Nghiêm tự là chốn Tổ tôn thờ Tam Tổ sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Giác Hoàng Điếu Ngự Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương, Thiền sư Huyền Quang Lý Đạo Tái. Chuyện xưa truyền rằng chùa được xây dựng từ thế kỷ XI, trở thành trung tâm Phật giáo Việt Nam nổi tiếng tu thời Trần thế kỷ XIII. Là một kiến trúc phật giáo truyền thống, chùa gồm tam quan, tam bảo, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà Tổ đệ Nhị... Đặc biệt, chùa đang lưu giữ bộ Mộc bản bao gồm 3.050 ván khắc rời (bằng gỗ thị). Bản khắc lớn nhất có chiều dài trên 100cm, rộng 40x50cm, ván nhỏ nhất khoảng 15x20cm. Bộ Mộc bản là một công trình doc đáo của dân tộc. Trong đó, hàm chứa tư tưởng, giáo lý của Phật phái Trúc Lâm.

Được biết, ngay từ khi sáng lập Thiền phái Trúc Lâm vào năm 1299, Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã cho soạn, san khắc, ấn hành một số kinh sách, trước tác quan trọng nhằm truyền bá giáo lý, tư tưởng hành đạo của nhà Phật, đặc biệt là tư tưởng và giáo lý của thiền phái Trúc Lâm do Phật Hoàng sáng lập.

Mộc bản do phần đông nghệ nhân xứ Hải Dương thực hiện. Trên một số mộc bản còn lưu tên một số Thợ Cả như Phó Nền hay Nguyễn Nhân Minh. Hai ông là những người trực tiếp san khắc mộc bản những năm 1932, 1935.

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là một giá trị văn hoá quý giá của dân tộc Việt. Năm 2012, mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Năm 2013, Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di sản VH phi vật thể cấp quốc gia.

Năm 2015, cùng tháp Bình Sơn và Danh thắng Tây Thiên ở Vĩnh Phúc cùng một số di tích, danh thắng khác của đất nước, Di tích LS-VH chùa Vĩnh Nghiêm được Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Đến chùa Vĩnh Nghiêm là đến vỡi một chốn Thiền, một cõi thiêng...

Buớc qua tam quan, chạm vào những bậc cửa bức bàn, đặt bàn tay trên thân cổ thụ ngự trong khuôn viên chùa, chiêm bái Tam Tổ, đắm mình vào không gian cổ kính thâm nghiêm, thấy lòng thanh thản với những cảm và nhận mới cho riêng mình.

 

ST

Tệp đính kèm