Đã không còn xa lạ đối với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, bệnh tay chân miệng là nỗi lo của nhiều nước. Tại Singapore, sự gia tăng số ca mắc bệnh hàng tuần khiến Bộ Y tế của quốc gia này đưa ra “báo động đỏ” về nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng. Đây cũng là “điểm nóng” của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao
Tỷ lệ mắc tay chân miệng ngày càng gia tăng tại Singapore
Theo báo cáo hàng tuần gần đây của Bộ Y tế Singapore, số trường hợp mắc tay chân miệng tại quốc gia này đang ở mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2013 đến nay. Cụ thể, có 1.052 trường hợp mắc tay chân miệng từ ngày 17/4 đến 23/4 năm 2016.
Tỷ lệ mắc tay chân miệng tại Singapore bắt đầu tăng nhanh trong tháng 2 năm 2016. Theo báo cáo của Bộ Y tế nước này, có 587 trường hợp mắc bệnh từ 7/2 đến 13/2 và tăng lên 756 chỉ 2 tuần sau đó. Số ca mắc bệnh tăng lên hơn 900 vào đầu tháng 3/2016. Tính đến ngày 23/4/2016, có tổng số 12.166 trường hợp mắc tay chân miệng.
Theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Leong Hoe Nam (bệnh viện Novena Mount Elizabeth, Singapore), số ca mắc bệnh theo báo cáo hàng tuần vượt quá 1.000 là rất quan trọng. Và 1.000 trường hợp này sẽ dễ dàng lây lan, khiến có thêm nhiều người khác cũng bị bệnh. Cả người lớn và trẻ em đều có thể là đối tượng bị bệnh tấn công, tuy nhiên, trẻ dưới 5 tuổi thường dễ mắc tay chân miệng hơn cả.
Để ngăn chặn tay chân miệng lây lan trong cộng đồng, các trung tâm chăm sóc trẻ em với hơn 10 trường hợp mắc bệnh, hoặc trên 13% số học sinh nhiễm virus và thời gian bệnh truyền nhiễm hơn 16 ngày, được đưa vào một danh sách theo dõi trên trang web của Bộ Y tế Singapore. Với sự nỗ lực đó, Singapore hy vọng sẽ sớm kiểm soát được bệnh tay chân miệng và ngăn chặn lây lan thành dịch, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.
Tại Việt Nam, làm sao điều trị tay chân miệng hiệu quả, an toàn?
Sự lây lan với tốc độ nhanh chóng của bệnh tay chân miệng tại Singapore không chỉ là nỗi lo riêng của quốc gia này mà còn là thực trạng rất nhiều nước tại khu vực Đông Nam Á đang gặp phải, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, chưa có vắc-xin phòng ngừa hay thuốc điều trị bệnh tay chân miệng triệt để. Bởi vậy, việc chữa trị làm sao an toàn, hiệu quả đang là nỗi trăn trở của nhiều người.
Đứng trước thực tế đó, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và lựa chọn nano bạc – “khắc tinh” đối với mọi loại virus, vi khuẩn để ứng dụng trong điều trị bệnh tay chân miệng. Điểm nổi bật mà nano bạc mang lại là tác dụng tiêu diệt, làm vô hiệu hóa mọi hoạt động của virus gây bệnh, khiến chúng không có cơ hội lây lan. Và công dụng này càng được hoàn thiện hơn khi các nhà khoa học đã dùng nano bạc làm thành phần chính, kết hợp cùng dịch chiết xoan Ấn Độ (neem hay cây sầu đâu), chitosan để bào chế thành sản phẩm gel bôi ngoài da tiện dùng. Sản phẩm này giúp diệt virus, vi khuẩn, làm sạch da, phục hồi những thương tổn trên da một cách nhanh chóng và ngăn chặn hình thành sẹo, rất thích hợp trong điều trị các bệnh ngoài da do nhiễm virus, vi khuẩn như tay chân miệng, thủy đậu, sởi, zona thần kinh... mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào đối với sức khỏe.
Nano bạc – Giải pháp ưu việt trong điều trị bệnh ngoài da do nhiễm virus
Để ngăn chặn tay chân miệng lây lan, mỗi người cần có ý thức phòng ngừa bằng cách giữ vệ sinh cơ thể và môi trường xung quanh, tăng cường hệ miễn dịch với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Trong trường hợp mắc tay chân miệng, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của chuyên gia và nên kết hợp thoa gel làm sạch da chứa thành phần chính nano bạc để sớm hồi phục sức khỏe và đẩy lùi bệnh nhanh chóng hơn.
Theo suckhoedoisong.vn