Cập nhật: 07/09/2016 09:28:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Miễn dịch trị liệu và điều trị đích được coi là hai bước ngoặt mới trong việc điều trị một số loại ung thư, trong đó có ung thư vòm họng bên cạnh những phương pháp “kinh điển” lâu nay vẫn được sử dụng.

Một công trình nghiên cứu quốc tế tập hợp nhiều nhà khoa học uy tín tại Nhật Bản, Đài Loan, Ý… đã gặt hái được những thành tựu đáng kể chỉ sau hai giai đoạn đầu tiên, đem đến hy vọng mới cho các bệnh nhân mắc ung thư vòm họng trên toàn thế giới.

Trong giai đoạn 1 của nghiên cứu, nhóm đã tìm ra một hướng tiếp cận điều trị ung thư mới phát huy hiệu quả cao và ít tác dụng phụ hơn so với xạ trị và hóa trị, đó là miễn dịch trị liệu. Loại thuốc được khuyến khích sử dụng trong liệu pháp miễn dịch là Pembrolizumab (tên thương hiệu: Keytruda) khi mà những phương pháp truyền thống đã không còn tác dụng.

Các cuộc thử nghiệm lâm sàng được triển khai trong giai đoạn 1 đã hoàn thiện đánh giá về mức độ an toàn, khả năng dung nạp cũng như hiệu quả sơ bộ của Pembrolizumab trong quá trình điều trị ung thư vòm họng cho 27 trường hợp di căn. Thời gian trung bình phản ứng với thuốc của họ là 10,8 tháng. Trong đó, 2/3 số bệnh nhân cảm thấy bớt đau đớn hơn, trên 1/5 số người đáp ứng tốt với thuốc, số còn lại duy trì được tình trạng ổn định, nghĩa là không tiến cũng không lùi. 

Sang tới giai đoạn 2, nhóm phát hiện thêm Gilotrif (Afatinib) – một loại thuốc điều trị đích đảm nhận tốt vai trò điều trị thay thế đối với các trường hợp ung thư biểu mô tế bào vảy vùng đầu cổ di căn hoặc tái phát nếu phương pháp trị liệu phối hợp bạch kim thất bại. Một số thử nghiệm diễn ra trong giai đoạn này đã chứng minh tỷ lệ bệnh nhân đạt được hiệu quả lâm sàng khi điều trị bằng Afatinib nhiều hơn gấp 4 lần các bệnh nhân khác, thắp lên hy vọng kéo dài sự sống cho các trường hợp ung thư nặng.

“Giai đoạn 3 của nghiên cứu vẫn thử nghiệm trên các bệnh nhân ung thư vòm họng bởi mỗi phương pháp điều trị đều có thách thức riêng của nó. Biết đâu những gì chúng tôi nhìn thấy mới là bề mặt của một “tảng băng chìm” và bản thân các loại thuốc trên chỉ phát huy tác dụng ở một chừng mực nào đấy, trong một khoảng thời gian nào đấy mà thôi.” – Tiến sĩ Lisa Licitra, Trưởng Khoa Ung thư Đầu và Cổ, Viện Istituto Nazionale Tumori (Ý), thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ.

Những kết quả nghiên cứu đầu tiên trong giai đoạn 3 đã được công bố hồi đầu năm nay, chỉ ra tác dụng trì hoãn sự phát triển khối u, giảm nguy cơ tiến triển bệnh ở các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối của thuốc Afatinib nhiều hơn 20% so với phương pháp hóa trị truyền thống.

Ung thư vòm họng xuất hiện khá phổ biến ở châu Á nhưng lại rất hiếm xảy ra ở Mỹ và châu Âu. Tại phía Nam Trung Quốc, cứ 100.000 người lại có trung bình 26,9 trường hợp mắc ung thư vòm họng; trong khi tỷ lệ mắc trên 100.000 dân ở Mỹ chỉ là 1 trường hợp và ở châu Âu, con số ấy chỉ rơi vào mức 0,1 – 2,2 trường hợp. Do tỷ lệ mắc các loại ung thư vùng đầu cổ ở từng châu lục không giống nhau, nguyên nhân mắc bệnh cũng không đồng nhất nên kết quả nghiên cứu chưa hẳn đã áp dụng ðýợc trên diện rộng. Ðiều chúng ta cần làm bây giờ là trông chờ vào triển vọng thực tiễn của những nghiên cứu tiếp sau.

Theo suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm