Bệnh rối loạn thần kinh tim là dạng đặc biệt của rối loạn thần kinh thực vật, với các dấu hiệu: tim đập nhanh, chậm hay bỏ nhịp, dễ hồi hộp, trống ngực, khó thở, đau thắt ngực trái, mệt mỏi, mất ngủ, ngủ mơ, kèm theo chóng mặt, nhức đầu, mỏi cơ bắp, đổ mồ hôi. Đây không phải là bệnh tim thực thể, bởi tim không bị tổn thương thật sự.
Chăm sóc tâm lý cần thiết với người mắc rối loạn thần kinh tim
Ai là người dễ bị bệnh rối loạn thần kinh tim?
Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tim chưa được xác định rõ ràng. Nhưng tất cả những vấn đề có thể gây ra sự thay đổi cảm xúc, tâm trạng, hay những chấn thương tâm lý đều là nhân tố chính kích hoạt những nhịp đập bất thường. Do đó, những người hay gặp stress, làm việc quá sức, rối loạn lo âu, ít vận động, sử dụng chất kích thích,… đều là đối tượng dễ bị rối loạn thần kinh tim. Bệnh thường gặp ở người trẻ có độ tuổi 18 – 40, hoặc ở phụ nữ mãn kinh.
Rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm không?
Triệu chứng rối loạn thần kinh tim rất phổ biến, nhưng chỉ những rối loạn nhịp không đi kèm với những tổn thương thực thể tại tim mới được xác định là bệnh rối loạn thần kinh tim.
Bệnh này đôi khi được cho là “bệnh giả vờ”, bởi nó có các triệu chứng giống hệt như dấu hiệu của một cơn đau tim, nhưng chúng có thể biến mất không để lại dấu vết khi thăm khám. Bệnh ít gây các biến chứng nguy hiểm, nhưng sự hiện diện của chúng rất thường xuyên bởi yếu tố cảm xúc và ngoại cảnh làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh dễ mắc trầm cảm, bởi tâm trạng chán nản, mệt mỏi, thiếu sức sống vì tim đập nhanh một cách thường xuyên. Tất cả những điều đó tạo ra một vòng xoáy luẩn quẩn khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp.
Đối phó với bệnh rối loạn thần kinh tim
Rối loạn thần kinh tim không chỉ gây ra các triệu chứng giống như bệnh tim thực thể mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người bệnh, bởi những mệt mỏi triền miên và lo lắng kéo dài.Do đó, việc điều trị chứng bệnh này cần kết hợp nhiều yếu tố:
- Chăm sóc tinh thần: Người bệnh cần hiểu rằng việc điều trị phải có thời gian, không nên lo lắng, bi quan về tình trạng bệnh.
- Thay đổi lối sống: Loại bỏ các chất kích thích, các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý.. Đồng thời phân bổ thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Tăng cường hoạt động thể dục thể thao như đi bộ, yoga, thiền, tập thái cực quyền, cũng là cách tốt để bình ổn hệ thần kinh tim.
- Sử dụng thuốc: Thuốc dùng trong điều trị bao gồm thuốc an thần, chống trầm cảm, chẹn beta giao cảm (beta-blocker)… Tuy nhiên, thời gian sử dụng sẽ tỉ lệ thuận với nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn. Trong nhiều trường hợp, chính thuốc điều trị rối loạn nhịp tim lại làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để đối phó với rối loạn thần kinh tim cần loại bỏ stress để giảm sự phản ứng quá mức của hệ thần kinh giao cảm, nhằm ngăn chặn lo lắng và thúc đẩy cảm giác thư giãn, ổn định hoạt động của tim. Hai hoạt chất matrin và oxymatrin trong cây Khổ sâm được các nhà khoa học chú ý bởi tác dụng làm ổn định nhịp tim. Những nghiên cứu gần đây cho thấy matrin và oxymatrin có tác động tương tự như nhóm chẹn beta giao cảm ức chế tiết quá trình gây co mạch (adrenalin) nên giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, giảm nhịp tim hiệu quả. Các hoạt chất sinh học có trong Khổ sâm có lợi thế hơn hẳn so với nhóm chẹn beta, vì ức chế chọn lọc trên cơ tim nên không gây co thắt phế quản hay hạ nhịp tim quá mức
Ở Việt Nam, Khổ sâm được kết hợp với một số thành phần giúp ổn định dẫn truyền thần kinh tim như Taurine, Magie cùng với nhiều thảo dược có lợi cho tim để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa biến chứng do rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh tim gây ra.
Lê Giang
Theo suckhoedoisong.vn