Chơi vơi giữa sóng nước của vịnh Vân Phong, toàn cảnh hòn đảo giống như hình tượng Phật đang nằm, toàn thân và chân tay trong tư thế thiền tụng. Cái tên đảo “Phật nằm” cũng xuất phát từ ấy.
Con đường cát trên biển nối liền hòn Giữa và hòn Đuốc (đảo Phật nằm) nhìn từ trên cao - Ảnh: TIẾN THÀNH
Người dân địa phương gọi đảo này là hòn Ó. Còn trên bản đồ, hòn đảo có tên hòn Đuốc, là một trong ba hòn đảo nhỏ thuộc quần thể đảo Điệp Sơn, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. So với Điệp Sơn, đảo Phật nằm - hòn Đuốc là điểm tham quan mới lạ, hoang sơ và ẩn chứa nhiều điều kỳ thú.
Từ TP Nha Trang, theo quốc lộ 1 khoảng 60km về phía bắc, du khách đến thị trấn Vạn Giã, rẽ phải khoảng 400m sẽ tới khu vực cầu cảng, nơi tập trung các phương tiện đưa đón khách tham quan đảo.
Du khách có thể chọn lựa đi canô với thời gian
10-15 phút hoặc đi tàu gỗ với thời gian 30-45 phút qua đảo.
Hơn một năm trước, đảo Điệp Sơn đã được biết như một điểm tham quan mới lạ bởi vẻ hoang sơ của bãi cát trắng, làn nước trong xanh và sự mến khách của người dân địa phương, đảo Phật nằm - hòn Đuốc chỉ được biết đến vài tháng nay.
Anh Trịnh Minh Đại Anh, một doanh nhân Sài Gòn làm du lịch sinh thái trên đảo, cho biết năm tháng trước, ven đảo còn ngập ngụa rác thải dạt từ biển, tàu thuyền không thể neo đậu vì không có cầu cảng, những khóm cây xương rồng dại bủa vây quanh đảo... Tuy nhiên, hòn đảo nay đã sạch sẽ, tươm tất hơn.
“Nhưng điều hấp dẫn nhất của hòn đảo này chính là thủy đạo, tức là con đường do cát bồi xâm xấp mặt nước biển, nối liền hòn Giữa và hòn Đuốc với nhau. Khi thủy triều xuống, du khách sẽ được chứng kiến điều kỳ thú của thiên nhiên” - anh Anh nói.
Quả thật, có dịp ở đảo vào buổi sớm, du khách sẽ được chứng kiến khung cảnh bình minh tuyệt đẹp. Khi thủy triều xuống để lộ bãi cát trắng mịn, dài khoảng 300m nối hai hòn đảo nhỏ. Từ đây, du khách thả bộ hoặc ngồi trên cát ngắm cảnh mặt trời mọc trên biển.
Du khách thích ngắm nhìn toàn cảnh biển có thể men theo lối mòn lên đỉnh núi, để rồi ngỡ ngàng khi thấy doi cát mềm mại như dải lụa vắt giữa bốn bề biển cả.
Du khách cũng có thể thỏa thích tắm biển, lặn ngắm rặng san hô quanh đảo. Ngoài những lớp rong mơ nhiều màu sắc, ven hòn đảo có hai loại rong nho và rong sụn, vốn là món ăn đặc sản của miền biển và tất nhiên đây sẽ là trải nghiệm không thể bỏ qua đối với mọi thực khách...
Kỳ thú đảo Phật nằm
Con đường cát trên biển nối liền hòn Giữa và hòn Đuốc (đảo Phật nằm) nhìn từ trên cao - Ảnh: TIẾN THÀNH
Người dân địa phương gọi đảo này là hòn Ó. Còn trên bản đồ, hòn đảo có tên hòn Đuốc, là một trong ba hòn đảo nhỏ thuộc quần thể đảo Điệp Sơn, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. So với Điệp Sơn, đảo Phật nằm - hòn Đuốc là điểm tham quan mới lạ, hoang sơ và ẩn chứa nhiều điều kỳ thú.
Từ TP Nha Trang, theo quốc lộ 1 khoảng 60km về phía bắc, du khách đến thị trấn Vạn Giã, rẽ phải khoảng 400m sẽ tới khu vực cầu cảng, nơi tập trung các phương tiện đưa đón khách tham quan đảo.
Du khách có thể chọn lựa đi canô với thời gian
10-15 phút hoặc đi tàu gỗ với thời gian 30-45 phút qua đảo.
Hơn một năm trước, đảo Điệp Sơn đã được biết như một điểm tham quan mới lạ bởi vẻ hoang sơ của bãi cát trắng, làn nước trong xanh và sự mến khách của người dân địa phương, đảo Phật nằm - hòn Đuốc chỉ được biết đến vài tháng nay.
Anh Trịnh Minh Đại Anh, một doanh nhân Sài Gòn làm du lịch sinh thái trên đảo, cho biết năm tháng trước, ven đảo còn ngập ngụa rác thải dạt từ biển, tàu thuyền không thể neo đậu vì không có cầu cảng, những khóm cây xương rồng dại bủa vây quanh đảo... Tuy nhiên, hòn đảo nay đã sạch sẽ, tươm tất hơn.
“Nhưng điều hấp dẫn nhất của hòn đảo này chính là thủy đạo, tức là con đường do cát bồi xâm xấp mặt nước biển, nối liền hòn Giữa và hòn Đuốc với nhau. Khi thủy triều xuống, du khách sẽ được chứng kiến điều kỳ thú của thiên nhiên” - anh Anh nói.
Quả thật, có dịp ở đảo vào buổi sớm, du khách sẽ được chứng kiến khung cảnh bình minh tuyệt đẹp. Khi thủy triều xuống để lộ bãi cát trắng mịn, dài khoảng 300m nối hai hòn đảo nhỏ. Từ đây, du khách thả bộ hoặc ngồi trên cát ngắm cảnh mặt trời mọc trên biển.
Du khách thích ngắm nhìn toàn cảnh biển có thể men theo lối mòn lên đỉnh núi, để rồi ngỡ ngàng khi thấy doi cát mềm mại như dải lụa vắt giữa bốn bề biển cả.
Du khách cũng có thể thỏa thích tắm biển, lặn ngắm rặng san hô quanh đảo. Ngoài những lớp rong mơ nhiều màu sắc, ven hòn đảo có hai loại rong nho và rong sụn, vốn là món ăn đặc sản của miền biển và tất nhiên đây sẽ là trải nghiệm không thể bỏ qua đối với mọi thực khách...
Theo Tiến Thành
http://dulich.tuoitre.vn/tin/20160918/ky-thu-dao-phat-nam/1173291.html