Cập nhật: 29/09/2016 08:50:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Trong căn nhà nhỏ, với mặt tiền chỉ vọn vẹn 3m, nằm khiêm tốn trên đường Hùng Vương, phường Đồng Tâm, cơ sở sản xuất trống của hai cha con ông Đinh Văn Hạnh nổi tiếng với nghề làm trống từ hơn 20 năm trước. Sau quãng thời gian dài rong ruổi khắp trong nam ngoài Bắc giữ gìn nghề làm trống Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. Ông đã cùng gia đình chọn mảnh đất Vĩnh Phúc để làm nơi phát triển nghề truyền thống của gia đình.

Căn nhà nhỏ của cha con ông Đinh Văn Hạnh xếp đầy những chiếc trống đủ kích cỡ. Ông và con trai Đinh Văn Mạnh là 2 nhân công chính làm nghề, cung cấp chủ yếu cho thị truờng trong tỉnh. Trung bình mỗi năm cha con ông Hạnh nhận được vài chục đơn hàng làm trống cho đình, chùa, các trường học, các đội thiếu nhi, hay những đội múa lân chuyên nghiệp. Nghề làm trống hiện nay đã không còn nhiều nguời duy trì vì không đủ sức cạnh tranh với cơ sở làm trống công nghiệp và những mặt hàng trống nhập ngoại. Đây cũng chính là điều ông trăn trở khi 2 cha con ông làm trống hoàn toàn thủ công.

Mọi công đoạn chế tạo một chiếc trống đều được bố con ông tỷ mỷ từ khâu làm da, làm tang và bưng trống. Da được chọn để làm trống là da trâu cái, đem bào hết lớp màng, ngâm nước khử mùi rồi phơi khô. Tang trống chủ yếu được làm từ gỗ mít, ít bị co giãn, sức đàn hồi tốt, khi đóng không bị cong vênh, nứt. Da trâu được quây tròn căng hết cỡ trên mặt trống, rồi đóng cố định vào thân trống bằng đinh chốt. Mỗi công đoạn đều cần sự khéo léo, lành nghề của nguời thợ. Theo cha học nghề từ năm 14 tuổi, đến nay, anh Đinh Văn Mạnh đã rất thành thục trong từng công đoạn.

Với giá trung bình 5-7 triệu, có loại trên 10 triệu trên 1 chiếc trống, quanh năm hai cha con ông Hạnh làm không hết việc, đủ sống được bằng nghề. Giữa cuộc sống đô thị náo nhiệt, sôi động vẫn thuờng vang lên tiếng làm trống của gia đình ông Hạnh, những âm thanh truyền thống quen thuộc của dân tộc./.

ST

 

Tệp đính kèm