Giống như bao làng quê Việt khác, hình ảnh những chiếc giếng gắn liền với đời sống hàng ngày của những cư dân tại làng Bá Hạ cổ xưa, tỉnh Vĩnh Phúc. Không chỉ gắn liền tới đời sống văn hóa truyền thống cư dân nơi đây,điều đặc biệt là những chiếc giếng tại đây còn được biết đến là những chiếc giếng không bao giờ cạn.
Làng Bá Hạ tại xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc là một làng Việt Cổ.Thời phong kiến, dân cư tại làng Bá Hạ được phân bố tại 7 ngôi làng tiếp giáp nhau gọi là làng Kẻ Bá. Cho tới thời điểm hiện tại, làng Bá Hạ chỉ còn bao gồm 4 thôn chính là Bá Hương, Thích Chung, Thiện Chi và Quang Vinh. Tại đây còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, và trong số đó là 12 chiếc giếng cổ được xây dựng từ thời nhà Lê có niên đại tới 600 năm tuổi nằm rải rác tại 4 thôn.
Chúng tôi theo chân PGS – TS Trình Năng Chung để có thể tìm hiểu rõ hơn về những chiếc giếng cổ tại xã Bá Hiến. Không chỉ có niên đại cổ xưa, mànhững chiếc giếng tại xã Bá Hiền còn mang trên mình dáng vẻ đặc trưng riêng so với những giếng nước bình thường tại các làng quê Việt Nam khác.
Những giếng cổ tại đây đều có tang giếng được ghép với nhau bằng mộng bởi 4 khối đá xanh nguyên khối cao khoảng 1,5m, rộng 1m. Phía dưới tang giếng là những dãy đá hộc, đá cuội, đá bọc to… xếp ngay ngắn từ trên xuống dưới. Trong một lần nạo vét, người ta đã phát hiện ra ở dưới các dãy đá là cát, dưới lớp cát là 2 tấm ván gỗ lim, mỗi tấm dày khoảng 10cm.
Đa số những chiếc giếng cổ tại xã Bá Hiến đều được ghi rõ niên đại bằng Hán văn cổ ngay trên bề mặt giếng. Có thể kể đến như giếng cổ cạnh chùa Giao Sam thôn Thích Chung, trên mặt tấm hậu của thành giếng được khắc chữ “Hồng Đức Nhị Thập Nhất Niên, Canh Tuất Thập Nguyệt, Thập Ngũ Nhật” được dịch ra là ngày 15 tháng 10 năm Canh tuất tức năm Hồng Đức thứ 21. Qua đó, chúng ta có thể thấy được rằng, những chiếc giếng ở xã Bá Hiến đều được xây dựng vào thời nhà Lê, trong thời khoảng gian trị vì của vua Lê Thánh Tông.
Những giếng cổ tại ở xã Bá Hiến đều được xây dựng vào những năm Hồng Đức, thời kì trị vì của vua Lê Thanh Tông. Theo sử sách ghi lại, trong 38 năm trị vì của mình, vị vua anh minh này đã cùng triều đình đưa ra nhiều chính sách đúng đắn giúp cho Đại Việt ta thời bấy giờ phát triển một rực rỡ mọi mặt, từ kinh tế cho tới văn hóa xã hội và giáo dục. Đặc biệt hơn, vua Lê Thánh Tông còn là một vị vua rất coi trọng hoạt động quân sự nhằm bảo vệ bờ cõi Đại Việt. Trong khoảng thời gian 38 năm, ông đã nhiều lần mở các hoạt động quân sự tại biên giới phía Nam nước Đại Việt, không chỉ giúp bảo vệ lãnh thổ quốc gia mà còn mở rộng bờ cõi.
Sau mỗi hoạt động quân sự thắng lợi, nhà vua lại đưa theo những cư dân tại các khu vực biên giới về kinh đô Đại Việt. Trở về cùng nhà vua lúc bấy giờ còn có cả những người dân Chăm Pa. Và phải chăng những chiếc giếng cổ tại thôn Bá HIến đã được học tập theo văn hóa của người Chăm Pa hoặc có thể nào chính những người Chăm pa đã xây dựng nên chính những chiếc giếng cổ tại xã Bá Hiến?
Mặc dù đã có nhiều đổi thay trong lịch sử cũng như cuộc sống hằng ngày, những giếng nước cổ tại đây vẫn là một phần không thể thiếu đối với những người dân tại làng cổ Bá Hạ. Những giếng cổ tại đây được người dân xem như một phần gia phả đất tại ngôi làng của mình, không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn mang giá trị văn hóa dân gian sâu đậm, trường tồn theo thời gian không chỉ với những cư dân xã Bá Hiến.
ST