Cả thôn Yên Trung, xã Tam Quan (Tam Đảo) có hơn 200 hộ, thì quá nửa gắn bó với nghề làm hàng mã đã hơn chục năm. Các sản phẩm (hình nhân, voi, ngựa, hổ…) được làm từ các nguyên liệu như tre, mai, nứa và giấy... có tính thẩm mỹ cao.
Các sản phẩm được xuất bán khắp các tỉnh, thành trong cả nước, đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân, mang lại nguồn thu nhập cho nhiều gia đình trong thôn. Tuy nhiên hiện nay, việc hóa vàng đang dần bị biến tướng, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn lãng phí tiền của không ít gia đình. Để việc đốt vàng mã phù hợp với thuần phong, mỹ tục, điều kiện kinh tế của người Việt, thiết nghĩ mỗi người dân cần hiểu rõ ý nghĩa của việc hóa vàng mã.
Do nhu cầu lớn, nguyên liệu như: tre, mai, nứa trong tỉnh không đáp ứng nổi, chủ yếu được mua từ các tỉnh Lạng Sơn, Hòa Bình, Cao Bằng… sau đó được đem ra cắt thành từng khúc dài 1m đến 2 m, chẻ thành lạt có độ dày vừa phải để dễ uốn thành hình
Công đoạn làm hom (tạo hình)
Thợ lành nghề như anh Nguyễn Xuân Tửu (thôn Yên Trung) một ngày có thể làm trên 20 hom to nhỏ khác nhau. Trừ chi phí cho thu nhập 300.000 đồng/ngày
Hiện nay, công đoạn chẻ tre được làm bằng máy để tăng năng suất lao động
Các bộ hom sẽ được phủ một lớp giấy nền mỏng. Việc đơn giản này thường dành cho người già
Công đoạn trang trí đòi hỏi sự cầu kỳ, tính thẩm mỹ cao
Những sản phẩm đang được hoàn thiện chờ xuất xưởng tại gia đình anh Nguyễn Văn Bình
Đốt vàng mã là nét đẹp văn hóa, song mỗi người dân cần nêu cao ý thức, thực hiện tốt các quy định trong việc tổ chức cúng lễ lành mạnh, tiết kiệm, tránh gây lãng phí và ảnh hưởng tới mất an toàn, gây ô nhiễm môi trường
ST