Cập nhật: 23/01/2017 10:07:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Một lần đi du lịch Vĩnh Phúc, ghé thăm đền Đuông là một lần được thưởng ngoạn vẻ đẹp thiêng liêng, cổ kính. Dù là bất cứ mùa nào trong năm, du khách đến với đền Đuông, đều tận hưởng được bầu khí an lành đầy sức sống, giữa sự tĩnh lặng của thiên nhiên.

Đền Đuông là một điểm du lịch Vĩnh Phúc có tiếng, đã có mặt trên đất Vĩnh Phúc tự lâu đời, nhưng đến nay vẫn chưa xác định được thời gian mà đền được xây dựng. Có lẽ vì thế mà nét bí ẩn của đền Đuông càng thu hút hơn sự tò mò đến du khách hơn. Đặc biệt, nét thần bí của ngôi đền còn xuất phát từ chính tên gọi của nó. Tương truyền, đây là ngôi đền gắn liền với nhân vật truyền thuyết lịch sử Đuông Hải Long Vương. Thuở ấy, khi vùng đất này gánh chịu một trận đại hồng thủy, thì chính Đuông Hải là người ra sức bảo vệ dân làng, vượt qua cơn đại nạn. Vì thế mà đền có tên là đền Đuông.

Gác lại các truyền thuyết xa xưa, đền Đuông ngày nay trở thành điểm đến thú vị cho khách du lịch chính là nhờ vào vẻ đẹp thiên nhiên chung quanh và vẻ đẹp kiến trúc tuyệt vời. Đền Đuông có kiến trúc hình chữ Công, đa phần kiến trúc mang dáng vấp được thiết kế từ thời nhà Nguyễn. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng sự bề thế của công trình từ những lớp tường bao bọc bên ngoài, cho đến con đường dài 30m dẫn từ sân đền vào đại điện. Chắc hẳn du khách sẽ không khỏi trầm trồ, thích thú khi được tận mắt, tận tay chạm vào 40 cột trụ được làm từ gỗ tốt, bào nhẵn, đứng sừng sững chống đỡ cho đền Đuông. Một điểm độc đáo nữa của ngôi đền khiến du khách không khỏi thích thú chính là Lầu Trống. Lầu Trống được cấu trúc thành hai mái lầu, nhìn từ xa cứ như Lầu Trống là bàn tay thần tiên, nâng đỡ nhẹ nhàng toàn bộ hệ thống mái ngói của đền, tạo nên nét thanh tú mà uy nghi của đền Đuông, giữa nền trời bao la của Vĩnh Phúc.

Đền Đuông

Tiến vào trong đền, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 3 pho tượng dòng thánh tâm. Một là tượng Đông Hải Long Vương, hai là Cung phi hoàng hậu Quý Thanh và cuối cùng là tượng của con gái Đông Hải Long Vương – Thượng Hoa công chúa. Ngoài 3 pho tượng trên, đền còn sở hữu 11 pho tượng của Đông Hải Long Vương, phu nhân cùng những người võ sỹ. Bên cạnh đó, những di vật cổ, quý giá từ thời Hậu Lê như bát nhang cổ, cột đá công trạng, chuông, đao sắt phong cổ… chắc hẳn sẽ gây được nhiều ấn tượng trong lòng người đến.

Nếu du khách muốn đưa đền Đuông vào địa điểm du lịch sắp tới của mình khi đi tour du lịch đến Vĩnh Phúc, thì nên ưu tiên chọn đến vào các ngày từ 12 đến 15 của tháng 3, tháng 5, tháng 9, tháng 11. Đến vào thời gian này không chỉ để tham quan, mà còn để cùng dân làng tham dự ngày tiệc lớn, tưởng nhớ công ơn của thần linh tại đền Đuông.

 

ST

Tệp đính kèm