Cập nhật: 18/02/2017 10:38:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Trước 1945, Đông Mật là đơn vị cấp xã thuộc tổng Đông Mật huyện Lập Thạch, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên.

Ảnh minh họa

Nay là thôn Đông  Mật xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch.

Làng có 2 di tích tín ngưỡng thờ thành hoàng là miếu Đông  Mật và đình Đông Mật, đều toạ lạc ở địa phận giáp Nam.

Làng thờ 2 vị thần thành hoàng là nhân vật thời vua Hùng Duệ có công trong cuộc giao tranh Hùng Thục cùng với vị Tản Viên Sơn.

Một người tên là Vũ Công Bách.

Một người tên là Vũ Công Điền, cùng là anh họ với Vũ Công Bách đều nguyên quán làng Bác Trạch, phủ Chân Định. Nay thuộc tỉnh Thái Bình. Sau  khi vua Hùng Duệ nhường ngôi cho Thục Phán, hai ông về làng Đông Mật sinh sống rồi mất ở đây.

Một năm, làng có 5 tháng có tiệc lệ.

Trong đó có 2 ngày tiệc 06 tháng giêng và 06 tháng 10 làng có mở hội. Nội dung ngày hội được Bản Thần tích - Thần sắc làng Đông Mật chép:

"Trước kia làng chúng tôi, đến ngày tiệc mồng 6 tháng giêng và mồng 6 tháng 10 thường sửa lễ tiệc bằng trâu hay bằng bò và làm trò  rước ông công và làm trò ngư tiều, canh, mục để cầu cho dân thịnh vượng. Mấy  năm gần đây (chỉ lệ cải lương hương chính thực hiện từ năm 1927 của phủ toàn quyền Đông Dương - LKT) phong tục đã thay đổi các việc trên đều giảm bỏ đi cả". (2)

Làng Đông Mật có 4 giáp - cũng gọi là 4 làng - là Đông - Nam - Bắc và Đoài. Đoài tức là làng Lũng Tuyền cũng gọi là làng Lũng.

Tuy nhiên, hội cũng chỉ  mở vào ngày 06 tháng giêng là thường xuyên hơn cả, cả 4 giáp  cùng tham gia, và các vai diễn phân ra cho các giáp với sự ưu tiên:

- Giáp  Nam: Được làng bầu một người của giáp sắm vai "ông công". Trước khi tế ở đình, làng phải vào nhà có người được bầu sắm vai để rước ông công ra đình. Nghi thức là rước bằng kiệu, có tàn, quạt che  như rước thần.

- Giáp Bắc: Sắm vai "thằng ngô - con đĩ"

Còn là công việc chung của 4 giáp.

Các đạo  cụ diễn gồm có:

* Con trâu: Bện bằng rơm

* Con bò: Bện bằng cỏ.

Vì vậy mới thành tên hội "trâu rơm - bò cỏ"

* Cày, bừa: Đều bện bằng rơm

* Hình người đi cày: Bện bằng rơm.

Trước khi vào hội diễn làng tổ  chức đám  rước. Rước 3 kiệu, gồm một kiệu văn, hai kiệu  thánh (kiệu bát công).

Đường rước khởi từ đình, vòng ra đầu xóm  Lũng Tuyền cũ, (gọi là Chân Chim), vòng về miếu rồi trở về đình, thành một vòng tròn, chu vi khoảng 1500m, hạ kiệu.

Tiến hành lễ tế ở đình.

Xong cuộc tế, vị chủ tế cầm cái bừa làm  động tác đi bừa 3 lần ở sân đình. Ngụ ý là mùa xuân mở đầu ra đồng.

Con bò: được thả cỏ.

Con trâu đi cày bừa làm ruộng khai xuân.

Sau đó vào diễn trò "ngư tiều canh mục"

Giáp Nam đóng các vai: ông Thiên Lôi  biểu tượng sức mạnh tự nhiên làm  mây, làm  mưa, lấy nước cấy trồng.

"ơn trời mưa nắng phải thì"

Vai thợ  cày

Vai con trâu

Vai thợ cấy

Giáp Đoài  cử người đóng vai người chăn bò, con bò do người đóng.

Giáp Đông cử người đóng vai đi câu. Mỗi câu là bong bóng lợn thổi căng phồng.

Giáp Bắc cử 5 người đóng vai tiều phu, dao  thắt ngang lưng.

Đủ 4 trò: Ngư, tiều, canh mục là: Nghề cá, nghề rừng, nghề làm ruộng và nghề chăn nuôi.

Như vậy, trong ngày hội 06 tháng giêng, làng Đông  Mật diễn 2 trò.

Trò trâu rơm, bò cỏ, cũng là một trò diễn nông nghiệp nhưng nặng nề về tín ngưỡng cầu mùa.

Trò ngư, tiều canh mục là trò diễn dân gian, cũng là một trò diễn nông nghiệp hội mùa, nhưng phản ánh gần gũi đời sống thực lao động.

Trong diễn, trâu đi cày, thợ cấy đi cấy. ông Thiên Lôi làm  mưa té nước, một không khí lao động mùa xuân rất sôi động trong không gian thiên nhiên và con người công sinh:

Trò  diễn trở nên rất vui nhộn  khi có con trâu, vài con bò chạy xảy ra vòng ngoài, tìm húc vào người xem, nhất là các cô gái làng xinh đẹp. Mọi người cười đùa ré lên, rạt ra chạy khỏi đám trâu bò đang húc, thì lại ông Thiên Lôi té nước vào người, cả người diễn, người xem trở nên một đám trò thực sự vui nhộn.

Các vai diễn cùng với người xem hoà vào nhau cười đùa thoả thích.

ST

Tệp đính kèm