Cập nhật: 07/03/2017 10:03:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Lễ hội Lồng Tồng được công nhận là di sản văn hóa phi quốc gia, được nhiều dân tộc trên khắp mảnh đất cong cong hình chữ S tổ chức thường niên. Dân tộc Cao Lan thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc cũng không ngoại lệ.

Đồng bào dân tộc Cao Lan là dân tộc khá ít người, ít khi được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông nhưng lại có đời sống sinh hoạt tinh thần phong phú, nhiều tập tục đặc sắc được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đồng bào dân tộc Cao Lan thuộc thôn Mới, xã Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc cũng rất hãnh diện với lễ hội Lồng Tồng diễn ra vào ngày 15 – 16 tháng Giêng hàng năm – một lễ hội văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc này.

Lễ hội Lồng Tồng (hay còn gọi là lễ hội xuống đồng) là nét đẹp văn hóa truyền thống trong sinh hoạt của đồng bào dân tộc Cao Lan. Là hoạt động vui chơi giải trí nhân dịp đầu xuân năm mới, lễ hội này còn khuyến khích đồng bào cùng bảo tồn văn hóa ý nghĩa của dân tộc, động viên đồng bào tiếp tục sản xuất và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

Đúng như tên gọi, lễ hội xuống đồng có ý nghĩa cầu mùa, mong một năm mưa thuận, gió hòa, thiên nhiên ủng hộ con người, mùa màng bội thu, dân tộc khỏe mạnh, con đàn cháu đống. Đây còn là tín ngưỡng phồn thực mang đậm giá trị dân tộc, nhân văn, nghệ thuật… Lồng ghép trong lễ hội là các trò chơi dân gian thú vị như múa, hát đối giao duyên, hát ví, kéo co, bắn nỏ, chọi gà,… được đông đảo đồng bào đăng ký tham gia.

Lễ hội xuống đồng truyền thống đã có mặt hàng trăm năm, tuy nhiên có một giai đoạn khá dài bị gián đoạn. Nhận ra được tầm quan trọng của lễ hội truyền thống này, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã phối hợp cùng Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, UBND xã Quang Yên thực hiện khôi phục lại lễ hội này từ năm 2007.

ST

Tệp đính kèm