Tam Đảo - Vĩnh Phúc
Nói đến Tam Đảo người ta không chỉ nghĩ đến rừng núi với một hệ thống sinh thái các giống cây và động vật hoang dã, đến khu nghỉ mát với một thung lũng trên cao gần một ngàn mét có những nhà hàng, khách sạn đầy đủ tiện nghi; đến đền Tây Thiên thờ Trụ Quốc Mẫu với một quần thể các di tích đền, miếu, chùa chiến cổ kính mà còn phải nghĩ đến cả một tổng thể kiến trúc tự nhiên của đá núi.
Đá núi Tam Đảo đã tạo nên một dáng vẻ bề ngoài hùng vĩ Từ thị xã Vĩnh Yên, những ngày trời quang, mây tạnh nhìn lên Tam Đảo ta thấy không chỉ có "Ba ngọn đột khởi cao vót đến mây xanh" mà Lê Quý Đôn đã mó tả trong sách "Kiến văn tiểu lục,, Ở thế kỷ thứ 18, mà có tới bảy ngọn nhấp nhô chắn đường chân trời Ở phía Đông Bắc. Từ thấp đến cao, từ gần đến xa in đậm một màu xanh. Đầu tiên là dãy núi Bầu thấp nhất, cao dần lên là núi Đinh, núi Con Trâu, con Cóc, núi Mỏ Quạ và cuối cùng là dãy Tam Đảo với các đỉnh Thạch Bàn, Thiên Thị, Máng Chỉ đều được tạo nên bởi thứ đá trời. Sự nhấp nhô cao thấp của các yếu tố địa hình, người ta chỉ có thể lý giải được bằng cấu trúc của đá.
Cách ngày nay chừng 230 triệu năm vào giữa kỷ Triat đá núi Tam Đảo được hình thành từ các hoạt động núi lửa do các đợt phun trào axit từ đáy biển trong kỷ Ladini. Các đá phun trào phân dị theo từng đội, eo đợt chảy tràn trên mặt đất, có đợt chảy theo dòng, theo lớp chồng gối lên nhau hoặc xô bồ đợi sau phủ chồng lên đợi trước tạo nên hình chóp nón.
Thành phần vật chất tạo đá khá phức tạp, những khoáng chất chính có thể kể là thạch anh, fenpat, mica. Trong đá cũng có lẫn vật chất kim loại nhu đồng, chì, thiếc, volfram và cả vàng nữa, đôi nơi chúng tạc thành hệ mạch quặng kẹp trong lòng đá núi. Kiến trúc của đá cc những nét khác biệt nhau phụ thuộc vào áp suất, nhiệt độ lúc kết tinh. Những đá chính mà ta gặp Ở Tam Đảo đều là đá Riolit pocfia, penzit và các tuf của chúng.
Đá hoạt pocfia là đá hoa cương ở dạng phun trào, kiến trúc nổi ban với những hình tròn hoặc bầu dục của tinh thể fenpat nổi lên trên nền khoáng chất ẩn tinh giống như những phên kẹo lạc, kẹo vừng. Khi mài láng mặt đá ta thấy một kiểu trang trí tự nhiên rất hoàn mỹ, đều và đẹp hơn nhiều so với những viên gạch granitô nhân toạ được sản xuất bằng xi măng và đá vôi, độ bền của nó là gấp đến chục lần.Đá riôlit pocfia có độ tạo khối lớn, được ứng dụng trong các lĩnh vực làm đá xẻ, đá tạc, ốp lát vá các loại đá dăm.
Đá có độ cứng cao, độ bền đồng nhất giữa các khoáng vật, riôlit pocfia thường đóng vai trò chính trong việc giữ lại khối hình dạng chóp chiếm lĩnh các đỉnh cao của dãy Tam Đảo. Lộ trình trên các suối ở Tây Thiên, ở Đạo Trù, Minh Quang và dọc đường lên khu nghỉ mát ta đều gặp đá riôlit pocfia. Những tảng to như cái nhà, như con voi nằm chắn ngang trên dòng suối, khách du lịch thường ngồi nghỉ thấy nó nhẵn nhụi đáng yêu. Những hoa văn dạng đồng tiền in trên mặt đá làm người ta liên tưởng đến một tấm thảm hoa trải sẵn ngả mình lên thảm đá mát lạnh, nước suối chảy róc rách, nhiều du khách đã kiếm được giấc ngủ tiên giữa ban ngày sau những giờ leo núi.
- Đá penzit tạo thành những giải hẹp, kẹp trong lòng các đá riôlit pocfia, đây là những thớ lớp có dáng kéo dài và kiến trúc ẩn tinh. Pezit thường là những khối đá đen huyền hoặc phớt xám có khả năng mài nhẵn láng bóng như gương. Một khối nền hạt mịn nếu được sử dụng để làm đá ốp lát đá trang trí thì penzit đóng vai trò một loại ngọc bích rất sang trọng hiện nay. Đi trên tuyến suối Đại Đình, Tam Quan và ngay cả trên nền đền Cậu, đền Cô ta có thể nhặt được những mảnh đá penzit màu xanh đen, tạo thành những sọc những vân uốn lượn. Ai quý đá, muốn sưu tầm thì lượm đá về lùn cách mài láng bóng mà quan sát sẽ thấy đất nước, mây, trời Tam Đảo trong đó.
Ta còn có thể tìm được hàng ngàn loại đá ở núi Tam Đảo, mỗi loại, mỗi hình đều có những dáng vẻ riêng rất lạ song đều tập trung ở một khối có chung nguồn gốc "Trầm tích phun trào". Cũng giống như muôn loài khác, đã có chung nguồn gốc thì mối quan hệ ủa đá cũng có những ràng buộc nhất định. Chúng Ở cùng một lớp, một khối hoặc một tầng, cùng một chế độ kiến tạo để phát sinh và phát triển. Nhưng mỗi loại đá loại có tính phân dị khác nhau, dựa vào sự phân dị khác nhau này để các nhà nghiên cứu địa chất ứng dụng vào lĩnh vực tìm kiếm tài nguyên khoáng sản.
Thiên nhiên đã phú cho Tam Đảo những khối riôlit pocfia - penzit khổng lồ tạo nên một dãy kéo dài hàng trăm km, rộng hàng chục km. Đặc biệt là, đá đã dựng cho Tam Đảo hàng trăm thác nước đẹp ở hàng chục con suối. Thác Bạc Ở Tam Đảo cao tới 50m, nước trắng phau tung bọt trên sườn đá, dốc đá làm say lòng bao du khách.
Người Pháp xây dựng khu nghỉ mát đã sử dụng đá để làm biệt thự nhà thờ. Người dân vùng Tây Thiên dùng đá để kê bậc lên đền dài hàng chục km. Ngày nay, mỏ đá Minh Quang, mỏ đá Trung Mầu đã cung cấp cho Vĩnh Phúc hàng triệu m3 đá hộc, đá đăm để kè đê, làm đường giao thông xây dựng hạ tầng cơ sờ ngày một khang trang, đưa tỉnh nhà tiến đến phồn thịnh.
Xin gửi tới các quý khách mỗi khi về thăm Tam Đảo dù là nghỉ dưỡng hay nghỉ cuối tuần đi danh thắng Tây Thiên hay đi du lịch sinh thái hãy nhớ rằng đá núi Tam Đảo đã tạo nên kỳ tích này, hãy thả hồn vào đá để có được sự thư thái từ âm hưởng của thiên nhiên mang lại. Cũng xin nhắc với những ai còn có hành động chặt cây, phá rừng, làm lộ đá, khai thác đá bừa bãi, đá lộ lễ bị phong hoá, xói mòn làm hư hại đi một cảnh quan do trời đất đã tạo dựng là có tội lớn với tương lai. Bảo vệ rừng là bảo vệ đá bảo vệ núi đá hàng trăm triệu năm bền vững giữa đất này và còn .trường tồn- mãi mãi. Bảo tồn dãy núi Tam Đảo hãy đừng quên bảo tồn các loại đá.
Sưu tầm