Sau một năm thành công trong việc dạy ngôn ngữ, những “giáo viên” rô-bốt ở Phần Lan đang được thử nghiệm một trình cao mới, đó là sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhận biết cảm xúc của trẻ em.
Robot Elias cao 60 cm, có thể đi lại, nói chuyện, nhảy múa, làm điệu bộ, và thậm chí có thể nhận diện được khuôn mặt và cảm xúc.
Một số mẫu robot này trong một năm qua đã được sử dụng vào việc dạy ngôn ngữ tại thành phố Tampere miền Nam Phần Lan. Sau khi thử nghiệm thành công, thành phố hiện đang mở rộng việc sử dụng các rô bốt trong giáo dục. Robot Elias hiện đã có thể hiểu được 23 ngôn ngữ, song các nhà sáng chế cho biết, nếu robot có thể kiểm soát được ngôn ngữ cảm xúc, điều này sẽ giúp cải thiện việc học tập cho trẻ em.
JOHANNA HEMMINKI – Nhà sáng lập và CEO của Utelias cho biết: “Elias có thể đưa ra nhiều dạng bài tập khác nhau phụ thuộc vào cảm xúc của người học. Do cảm xúc có ảnh hưởng lớn tới việc học tập, khi những đứa trẻ vui vẻ trong lớp, chúng sẽ học nhanh hơn”.
Cơ chế này ở Robot Elias hoạt động bằng cách sử dụng các camera gắn bên với một dụng cụ nhận diện khuôn mặt hợp nhất và các mẫu được tập dượt trước, để chúng có thể nhận diện một số biểu cảm cơ bản trên khuôn mặt. Các giáo viên tại trường học nhận thấy một số lợi ích đặc biệt khi sử dụng robot được cải tiến này đối với những trẻ còn rụt rè, vì trẻ em có xu hướng không ngại mắc lỗi trước mặt robot. Những nhà sáng tạo robot hiện đang tìm hiểu làm thế nào để những dữ liệu khác có thể giúp robot Elias có thể nhận diện các loại cảm xúc khác nhau, như cử động đầu, ánh nhìn, tông giọng và xúc giác qua các cảm ứng.
Theo Truyền hình thông tấn