Cập nhật: 06/07/2020 10:38:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Ngày 8 tháng 6 năm 2020, Quốc Hội Việt Nam biểu quyết thông Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam gọi tắt là (EVFTA). Sức ép về cạnh tranh là thách thức đầu tiên mà các doanh nghiệp cần vượt qua. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng là động lực cho các doanh nghiệp liên tục đổi mới và sáng tạo, đồng thời tạo ra thêm nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

Trên phương diện phát triển kinh tế, Hiệp định EVFTA được coi là đòn bẩy cho tăng trưởng. Khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, thương mại hai chiều và đầu tư từ EU vào Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức khá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động. Vĩnh Phúc là tỉnh Công nghiệp phát triển, hàng trăm doanh nghiệp đang có các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu chắc chắn vẫn có những lo lắng, băn khoăn khi Hiệp định này chính thức có hiệu lực, bởi  theo các cơ quan quản lý và chuyên gia kinh tế sức cạnh tranh  không hề nhỏ khi  lộ trình cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do đang trước mắt.

Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) là một thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. Đây là thị trường khó tính, tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa đòi hỏi cao nhất trên thế giới và cả những yêu cầu cấu thành tạo ra sản phẩm như:  Môi trường làm việc, tay nghề lao động.

Tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh và là cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam sau cú sốc Covid-19./.

Thùy Linh

Tệp đính kèm