Cập nhật: 03/09/2021 07:50:00
Xem cỡ chữ

Trong diễn biến phức tạp của bệnh COVID-19, nhiều người cho rằng nếu nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ gây tổn thương phổi dẫn đến khó thở, suy hô hấp. Tuy nhiên theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu thì đột quỵ cấp sau mắc COVID- 19 xảy ra với tỷ lệ cao.

Đột quỵ cấp sau nhiễm SARS-CoV-2

Theo Hội Can thiệp điện quang Mỹ, bệnh nhân bị nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh cùng lúc hoặc xảy ra trước các triệu chứng ở phổi và sốt. Tai biến nhồi máu não hay xuất huyết mạch máu não trên bệnh lý COVID-19 do rối loạn đông máu và do điều trị kháng đông máu. Liên quan tới tấn công rễ sợi thần kinh trước tiên sau niêm mạc mũi.

Mắc COVID-19 và nguy cơ đột quỵ não cấp - Ảnh 2.

Bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp có tỷ lệ cao trong số các bệnh nhân COVID-19 nặng.

Trong một nghiên cứu ở Vũ Hán, Trung Quốc, có đến 36% bệnh nhân COVID-19 biểu hiện triệu chứng thần kinh. Các biểu hiện thần kinh phổ biến nhất là chóng mặt (16,8%), đau đầu (13,1%) và bệnh não (2,8%). Các dấu hiệu và triệu chứng ngoại biên thường gặp nhất là mất khứu giác (5,1%), thay đổi vị giác (5,6%) và tổn thương cơ (10,1%).

Đột quỵ cấp sau nhiễm COVID-19 xảy ra ở 5,9% bệnh nhân, trung bình 10 ngày sau khởi phát triệu chứng. Bệnh nhân bị đột quỵ thường cao tuổi, có nhiều bệnh tim mạch đồng mắc hơn, và viêm phổi nặng hơn. Cơ chế đột quỵ có thể thay đổi, bao gồm tình trạng tăng đông do bệnh nặng, và thuyên tắc từ tim do tổn thương tim liên quan đến virus.

Bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp (AIS) thuộc nhóm bệnh nhân nguy cơ cao. Tác giả Li và cộng sự thực hiện một phân tích 6 nghiên cứu gồm 1527 bệnh nhân COVID-19 và nhận thấy rằng, nhóm bệnh nhân bị bệnh tim mạch / mạch máu não chiếm 16,4%, nhưng chiếm tỷ lệ cao hơn gấp 3 lần trong số những bệnh nhân COVID-19 nặng cần nhập khoa chăm sóc tích cực (ICU) so với những bệnh nhân nặng không nhập khoa ICU.

Do đó, những bệnh nhân có bệnh sử AIS và / hoặc các yếu tố nguy cơ của nó thì đặc biệt có nguy cơ bị COVID-19 nặng. Trong số những bệnh nhân bị suy hô hấp do SARS-CoV-2, có đến 36,4% bệnh nhân có những triệu chứng thần kinh, và 4,5% bệnh nhân nặng bị đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp (AIS).

Mắc COVID-19 và bệnh mạch máu não - Ảnh 2.

Hình ảnh đột quỵ não qua chụp MRI sọ não

Theo ghi nhận của các bác sĩ Mỹ, virus SARS- CoV-2 có khả năng gây ra đột quỵ ở người trưởng thành trong độ tuổi 30- 40 và nhiễm COVID-19 ở thể nhẹ. Một trong các nhà nghiên cứu chia sẻ rằng, virus corona dường như đang làm tăng tình trạng đông máu tại các mạch máu lớn. Điều này dẫn đến các cơn đột quỵ nghiêm trọng. Báo cáo của chúng tôi cho thấy trong hai tuần gần đây số lượng các ca đột quỵ ở bệnh nhân trẻ tăng gấp 7 lần. Hầu hết những bệnh nhân này đều không có tiền sử bệnh lý.

Nguyên tắc xử trí các ca đột quỵ não cấp trong bối cảnh COVID-19

Tất cả các quyết định xử lý bệnh nhân phải được thực hiện theo phương thức đa chuyên ngành và tuân thủ các khuyến cáo quốc gia, quốc tế. Phải thừa nhận rằng trong bối cảnh đại dịch, những quyết định này có thể đi chệch khỏi tiêu chuẩn chăm sóc thông thường.

Phải xem xét tình trạng nguồn lực của bệnh viện và kết cục mong đợi của bệnh nhân về tình trạng sức khỏe nói chung. Nên sử dụng hội chẩn qua điện thoại bất cứ khi nào có thể trong phát hiện, chẩn đoán, xử lý và theo dõi bệnh nhân.

Trong bối cảnh này, Hiệp hội phẫu thuật can thiệp thần kinh (Society of NeuroInterventional Surgery) của Mỹ đã cố gắng cập nhật nhanh cho bác sĩ can thiệp thần kinh các khuyến cáo về xử lý lấy bỏ huyết khối cơ học cho bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cục bộ (AIS), nhưng không quên nhấn mạnh vào các biện pháp an toàn cho nhân viên y tế.

Theo suckhoedoisong.vn - Ngày 2/9/2021

https://suckhoedoisong.vn/mac-covid-19-va-nguy-co-dot-quy-nao-cap-169210829220304377.htm