Nếu bạn có nguy cơ hoặc có lượng đường trong máu cao, bạn hãy tìm kiếm những loại thực phẩm có thể giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ổn định hoặc giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến.
Có nhiều điều kiện và yếu tố dẫn đến lượng đường trong máu cao, bao gồm thừa cân, mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc các yếu tố khác như thiếu hoạt động thể chất, căng thẳng.
Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Toby Amidor cho biết: "Không có thực phẩm nào có thể làm giảm lượng đường trong máu, vì đó là công việc của insulin. Khi cơ thể nhận thấy rằng có đường trong máu, nó sẽ tiết ra insulin để giúp đưa đường ra khỏi máu và đi vào các tế bào của cơ thể, nơi nó có thể cung cấp năng lượng.
Tuy nhiên, bạn có thể chọn một số loại thực phẩm ít có tác động đến việc tăng đột biến lượng đường trong máu. Hoặc, chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu cao của bạn".
Dưới đây là bốn loại thực phẩm bổ dưỡng và không có tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu cao của bạn:
1. Trứng
Ăn một quả trứng hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Trứng là một thực phẩm giàu protein không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu cao của bạn.
"Trứng là một loại thực phẩm cung cấp protein mà gần như không có carbs. Do đó, chúng sẽ có ảnh hưởng tối thiểu đến lượng đường trong máu của bạn" – chuyên gia Amidor cho biết.
Theo một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Thực phẩm & Chức năng, ăn một quả trứng hàng ngày có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người ăn trứng có mức đường huyết lúc đói tốt hơn, có nghĩa là trứng có thể giúp giữ điều chỉnh lượng đường trong máu.
2. Bông cải xanh
Loại rau họ cải này có thể giúp bạn giữ lượng đường trong máu của bạn không bị thay đổi.
Loại rau họ cải này có thể giúp bạn giữ lượng đường trong máu của bạn không bị thay đổi.
Chuyên gia Amidor nói: "Bông cải xanh là một loại rau ít carb chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất phytochemical — các hợp chất thực vật tự nhiên đã được chứng minh là giúp chống lại và ngăn ngừa bệnh tật. Bông cải xanh cũng chứa chất xơ và một ít carbs (~ 5 g carbs mỗi khẩu phần) và không gây tăng đột biến lượng đường trong máu".
Hơn nữa, chuyên gia Amidor nói thêm rằng chất xơ cũng giúp làm chậm quá trình hấp thụ của chúng vào máu, giúp giảm thiểu tốc độ hấp thụ nhanh chóng của carbs (được phân hủy thành glucose) vào máu.
3. Gạo lứt
Gạo lứt cũng chứa mangan, giúp ích cho nhiều quá trình trong cơ thể, bao gồm cả việc điều chỉnh lượng đường trong máu.
Chuyên gia Amidor khẳng định: "Mặc dù ngũ cốc nguyên hạt có chứa carbs nhưng chúng cũng cung cấp chất xơ. Chất xơ làm chậm tốc độ hấp thụ vào máu. Điều này có nghĩa là một khi gạo lứt được phân hủy thành glucose, nó sẽ từ từ được hấp thụ vào máu, do đó giúp giảm thiểu lượng đường trong máu tăng đột biến".
Gạo lứt cũng chứa mangan, giúp ích cho nhiều quá trình trong cơ thể, bao gồm cả việc điều chỉnh lượng đường trong máu.
4. Đậu phụ và đậu nành
Đậu phụ và đậu nành (như đậu edamame) chứa lượng carbs tối thiểu và do đó không gây tăng đột biến lượng đường trong máu.
Chuyên gia Amidor cho biết: "Đậu phụ và đậu nành (như đậu edamame) chứa lượng carbs tối thiểu và do đó không gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Đậu nành có một trong những giá trị GI thấp nhất trong số các loại đậu. Điều này rất có thể là do hàm lượng protein và chất béo của chúng cao hơn".
Trong một nghiên cứu được công bố bởi Đại học Massachusetts Amherst (Mỹ), ăn thực phẩm từ đậu nành (như đậu phụ và đậu nành) có liên quan đến việc giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, ăn những thực phẩm này còn cải thiện khả năng dung nạp glucose ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Hà Anh (Theo Eat This)/suckhoedoisong.vn
https://suckhoedoisong.vn/nhung-thuc-pham-nguoi-co-luong-duong-trong-mau-cao-nen-an-169220830101954887.htm