Cập nhật: 21/02/2023 10:34:00
Xem cỡ chữ

Các nhà khoa học Nhật Bản đã cấy ghép sụn khớp làm từ tế bào iPS của một con khỉ đuôi ngắn thuộc giống Macaca vào phần bị hư hại trên khớp gối của một con khỉ khác.

Nhat Ban cay ghep thanh cong sun khop lam tu te bao iPS tren khi hinh anh 1

Ảnh minh họa. (Nguồn: netdoctor.co.uk)

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các nhà khoa học Nhật Bản vừa thực hiện thành công ca cấy ghép sụn khớp làm từ tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) của một con khỉ vào khớp xương của một con khỉ khác.

Trong nghiên cứu này, các khoa học, chủ yếu đến từ Trường Cao học Y khoa của Đại học Osaka và Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào iPS (CiRA) của Đại học Kyoto, đã cấy ghép sụn khớp làm từ tế bào iPS của một con khỉ đuôi ngắn thuộc giống Macaca vào phần bị hư hại trên khớp gối của một con khỉ khác.

Các nhà khoa học cho biết họ không phát hiện thấy phản ứng thải ghép sau ca phẫu thuật này.

Hiện nay, sụn khớp một khi bị tổn thương sẽ không thể phục hồi một cách tự nhiên. Các bác sĩ chủ yếu sử dụng phương pháp ghép sụn lấy từ chính cơ thể bệnh nhân nhằm ngăn chặn phản ứng bất lợi.

Tuy nhiên, với ca cấy ghép thành công trên, các nhà khoa học Nhật Bản hy vọng phương pháp mới sẽ được áp dụng cho các tế bào iPS của con người./.

Theo Đào Thanh Tùng-Phạm Tuân (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/nhat-ban-cay-ghep-thanh-cong-sun-khop-lam-tu-te-bao-ips-tren-khi/847136.vnp