Thực tế, 2 tinh hoàn thì có 1 bên nhỉnh hơn hoặc nhỏ hơn chút. Còn nếu to hơn hẳn, và đặc biệt là khi đi kèm theo những biểu hiện bất thường như căng tức, đau, lúc to lúc nhỏ thì đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý.
Vai trò của tinh hoàn
Tinh hoàn giữ chức năng vừa tiết ra nội tiết tố nam testosterone quyết định sự nam tính của phái mạnh, đồng thời sản xuất tinh trùng để truyền nòi giống.
Ở người bình thường, hai tinh hoàn cũng không hoàn toàn giống nhau. Nam giới độ tuổi trưởng thành thì dung tích có thể đạt tới 25ml, thông thường thì dung tích của tinh hoàn là 15ml trở lên.
Tinh hoàn giữ chức năng vừa tiết ra nội tiết tố nam testosterone quyết định sự nam tính của phái mạnh, đồng thời sản xuất tinh trùng để truyền nòi giống.
Hai bên tinh hoàn không đều, bên to bên nhỏ là điều hoàn toàn bình thường. Trong thực tế thì 2 tinh hoàn không phải lúc nào cũng bằng nhau mà có một bên nhỉnh hơn hoặc nhỏ hơn chút ít. Điều này cũng giống như nhiều cấu trúc khác trong cơ thể được xem là đối xứng nhưng vẫn có chút ít khác biệt.
Hai bên tinh hoàn được coi là lệch nhau nếu thể tích của bên này dưới 2/3 của bên còn lại. Do đặc trưng cấu trúc giải phẫu, sự cung cấp và hồi lưu máu khác nhau giữa hai bên tinh hoàn, thông thường tinh hoàn trái hơi to và thấp hơn tinh hoàn phải một cách tự nhiên.
Nguyên nhân dẫn đến tinh hoàn không đều
Tinh hoàn không đều có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
-
Bẩm sinh.
-
Chấn thương tinh hoàn.
-
Lớp da bìu quá rộng.
-
Biến chứng quai bị.
Những bệnh lý liên quan đến tình trạng tinh hoàn không đều
Tinh hoàn không đều còn có thể là triệu chứng của các bệnh lý sau:
Tràn dịch màng tinh hoàn là sự tích tụ dịch ở bên trong túi bìu, khiến cho tinh hoàn trái hoặc phải bị sưng lên tạo ra sự chênh lệch về kích thước. Tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn thường không có biểu hiện phức tạp khi mới khởi phát.
Người bệnh cảm thấy bìu sưng to lên, sa trĩu xuống dưới, da vùng này căng bóng. Có người cảm thấy đau âm ỉ, đau dai dẳng hoặc có khi đau dữ dội, đau quặn lên theo từng đợt vùng bìu bẹn. Xuất hiện dịch mủ, dịch máu có thể do chấn thương hoặc là cảnh báo của tổn thương do ung thư.
Bệnh lý này sẽ gây ra tình trạng sưng to một bên tinh hoàn kèm với cảm giác đau. Xoắn tinh hoàn khá nguy hiểm vì làm cản trở quá trình vận chuyển máu vào nuôi tinh hoàn. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là hoại tử tinh hoàn. 2 tinh hoàn bên cao bên thấp giai đoạn của trẻ sơ sinh ở tuổi dậy thì từ 10-12 tuổi có thể do xoắn tinh hoàn. Bên cạnh đó, một số bệnh lý bẩm sinh như tinh hoàn ẩn, tinh hoàn quá di động cũng gây ra tinh hoàn bé trai bên to bên nhỏ.
Người mắc bệnh xoắn tinh hoàn thường đi kèm với những biểu hiện bất thường khác không chỉ là sai lệch kích thước tinh hoàn. Xuất hiện những cơn đau đột ngột tại vùng bìu, nôn ói kèm theo phần bìu bị sưng to.
Bệnh lý tiết niệu gây ra sưng và đau ở tinh hoàn người bệnh. Phổ biến là viêm tinh hoàn một bên. Bệnh viêm tinh hoàn có thể là do nhiễm trùng hoặc do các bệnh quai bị và viêm mào tinh hoàn phát triển thành.
Triệu chứng viêm tinh hoàn điển hình là cơn đau ở tinh hoàn và vùng háng, những cơn đau ở phần da bìu, đau một hoặc cả hai bên tinh hoàn, bìu sưng, tiểu buốt. Bị đau khi xuất tinh, tinh dịch có lẫn máu…
Giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ gây ảnh hưởng tới việc vận chuyển máu đến hai bên tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường do máu chảy ngược về chỗ thấp (thay vì chảy về tim), giống như tình trạng giãn tĩnh mạch ở chi dưới. Cơ chế bệnh sinh của giãn tĩnh mạch thừng tinh là do sự suy yếu hệ thống van tĩnh mạch, dẫn đến trào ngược máu từ hệ thống tĩnh mạch chủ vào hệ thống tĩnh mạch tinh, làm giãn thành búi các đám rối tĩnh mạch tinh ở vùng bẹn và bìu. Chính điều này là nguyên nhân khiến cho tinh hoàn bị bên to bên nhỏ và có thể lệch sang một bên.
Hầu hết, giãn tĩnh mạch thừng tinh không có triệu chứng cụ thể. Thỉnh thoảng, có thể gây đau nhẹ hay cảm giác nặng ở vùng bìu. Đau có thể nhiều hơn vào buổi chiều tối, hay sau khi đứng lâu, làm việc gắng sức hoặc ngồi nhiều. Nếu tĩnh mạch thừng tinh giãn lớn, bệnh nhân có thể thấy sưng ở phía trên bìu
Tinh hoàn ẩn là một tình trạng bẩm sinh bất thường ở bộ phận sinh dục của bé trai. Một bên hoặc cả hai tinh hoàn sẽ không nằm ở phần bìu mà ở một vị trí nào đó từ ổ bụng xuống bìu. Chính điều này đã tạo ra sự chênh lệch về kích thước rõ ràng của tinh hoàn.
Tinh hoàn lệch có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và vấn đề duy trì nòi giống. Chính vì vậy, việc phòng tránh và điều trị sớm là điều rất cần thiết.
Cách phòng tránh và chữa trị
Tinh hoàn lệch có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và vấn đề duy trì nòi giống. Chính vì vậy, việc phòng tránh và điều trị sớm là điều rất cần thiết.
-
Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra và có thể phát hiện sớm những vấn đề xấu có thể xảy ra.
-
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và tốt cho sức khỏe.
-
Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
-
Quan hệ tình dục an toàn.
-
Hạn chế uống rượu bia, sử dụng chất kích thích hay hút thuốc.
Tuỳ vào mức độ chênh lệch cũng như các dấu hiệu kèm theo để bác sĩ có phương pháp chữa trị thích hợp như dùng những loại thuốc giảm đau, tiêu viêm và kháng viêm.
Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp ngoại khoa để chữa trị đối với các bệnh như xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh hay ung thư tinh hoàn,… nhằm ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Theo Bs. Nguyễn Khôi Nguyên/suckhoedoisong.vn - 20/05/2023
https://suckhoedoisong.vn/lech-tinh-hoan-se-gap-nhung-benh-ly-nao-169230602152221851.htm