8 tháng năm 2023, nhờ các biện pháp kích cầu tiêu dùng như khuyến mại, giảm 2% thuế giá trị gia tăng VAT, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước tăng 10% so với cùng kỳ. Sức mua hồi phục cùng nhiều chính sách kích cầu được triển khai, thị trường trong nước được kỳ vọng là “đòn bẩy” hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng của nền kinh tế.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bán lẻ và hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đã tung ra các chương trình khuyến mại, giảm giá, qua đó tăng các cơ hội trải nghiệm mua sắm tới người tiêu dùng.
Ghi nhận tại thị trường Hà Nội, TP.HCM cho thấy, hầu hết trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi; cũng như các đơn vị sản xuất kinh doanh mặt hàng may mặc, phụ kiện thời trang, thiết bị công nghệ, sản phẩm điện máy... đều triển khai chương trình khuyến mại, giảm giá "sốc" cho khách hàng. Tại thành phố Hà Nội, chương trình khuyến mại năm nay kéo dài hơn và tập trung vào từng loại hàng hoá theo chủ đề từng tháng.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bán lẻ và hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đã tung ra các chương trình khuyến mại, giảm giá, qua đó tăng các cơ hội trải nghiệm mua sắm tới người tiêu dùng.
Bà Trần Thị Lan Phương, Quyền Giám đốc Sở Công Thương TP. Hà Nội cho biết: "Thành phố Hà Nội đã nỗ lực triển khai rất nhiều những giải pháp, trong đó có những giải pháp kích cầu tiêu dùng, thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai, xây dựng chương trình kích cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội với hơn 100 sự kiện sẽ triển khai đồng loạt trong năm 2023.
Đồng thời, tích cực hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đưa ra các chương trình khuyến mại tập trung, các chương trình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tiếp tục triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội để giúp các doanh nghiệp vượt qua được khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng bán lẻ…".
Từ nay đến cuối năm, Bộ Công Thương sẽ để đẩy mạnh chương trình kích cầu gắn với bình ổn thị trường phục vụ cho Tết Nguyên đán 2024, tổ chức kích cầu gắn với công nghiệp văn hoá, du lịch để làm sao vừa thu hút du lịch, vừa tăng được sức mua.
Chỉ còn hơn 3 tháng tới là bước vào cao điểm mua sắm cuối năm
Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, năm nay, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các tỉnh thành phố và Sở Công Thương các địa phương đẩy mạnh chương trình kích cầu gắn với bình ổn thị trường phục vụ, tạo sự liên kết để có được chi phí hợp lý nhất ở các công đoạn nhằm giúp hàng Việt tiếp cận người tiêu dùng trong nước nhanh và hiệu quả.
Theo bà Nga: "Chúng tôi cũng nhận thấy, người tiêu dùng rất hào hứng trong việc tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, ưu tiên sử dụng các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm mang tính bình ổn thị trường, góp phần an sinh xã hội. Các địa phương đang vào cuộc rất tích cực trong việc kích cầu tiêu dùng trong nước gắn với phục hồi kinh tế".
Chỉ còn hơn 3 tháng tới là bước vào cao điểm mua sắm cuối năm, cùng với việc đảm bảo cung cầu hàng hóa, nhằm bình ổn thị trường, Bộ Công Thương yêu cầu lực lượng Quản lý Thị trường tập trung cao vào việc kiểm tra, xử lý các sai phạm trong sản xuất kinh doanh của một số ngành hàng thiết yếu.
Bộ Công Thương cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các cơ sở kinh doanh, chợ đầu mối bán buôn bán lẻ để nắm được nguồn cung cũng như giá bán, có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm về găm hàng, đầu cơ gây ảnh hưởng giá cả thị trường.
Theo Bá Toàn/VOV1 - 24/09/2023
https://vov.vn/kinh-te/day-manh-cac-chuong-trinh-kich-cau-binh-on-thi-truong-dip-cuoi-nam-post1048026.vov