Vỡ tinh hoàn không phải là một chấn thương hiếm gặp ở nam giới. Cấp cứu vùng nhạy cảm này có thể gây ra nhiều đau đớn và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho đấng mày râu.
Vỡ tinh hoàn xảy ra khi một hay cả hai bên tinh hoàn của nam giới gặp phải tổn thương như bị dập, nát, chảy máu hoặc bị hoại tử...
Ngoài việc gây cảm giác đau dữ dội ở phần bìu, phái mạnh gặp phải tình trạng chấn thương tinh hoàn còn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:
-
Bìu bị sưng, sưng tấy, bầm tím, tụ máu hoặc đổi màu.
-
Buồn nôn.
-
Khi tiểu có cảm giác đau hoặc tiểu ra máu.
-
Bị sốt.
-
Bị ngất.
Trong đó, biểu hiện bìu sưng bầm tím hoặc đổi màu là dấu hiệu rất rõ của tình trạng tinh hoàn bị vỡ.
Nguyên nhân gây vỡ tinh hoàn là gì?
Chấn thương vỡ tinh hoàn thường xuất hiện bởi những nguyên nhân đến từ các chấn thương hay các tác động lực mạnh vào bìu. Chiếm 54% các trường hợp bị chấn thương thường là do va chạm mạnh với các dụng cụ hoặc sự tấn công trực tiếp từ các đối thủ khi tham gia chơi các môn thể thao ví dụ là bóng đá, võ thuật...
Đi kèm với đó, bệnh nhân gặp chấn thương ở vùng nhạy cảm này còn có thể là do:
-
Những bất cẩn trong lúc sinh hoạt, vui chơi chẳng hạn như khi leo trèo nghịch ngợm, bị súc vật cắn.
-
Do chấn thương tinh hoàn mà trẻ sơ sinh gặp phải trong lúc được sinh ra.
-
Do tai nạn giao thông, bị đánh hoặc bất cẩn bị té ngã.
-
Do tự đánh vào vùng hạ bộ hoặc tự nắn bóp.
-
Trường hợp hiếm gặp khi đối tượng bệnh nhân tự bóp hoặc cắt vào thời điểm tâm lý đang bị bất ổn, đó thường là ở các bệnh nhân tâm thần.
-
Vỡ tinh hoàn thường xảy ra do chấn thương hoặc các tác động lực mạnh
-
Nam giới nên làm gì khi bị vỡ tinh hoàn:
Việc phát hiện sớm chấn thương vỡ tinh hoàn là một điều quan trọng để tình trạng này không bị diễn biến xấu dần đi và trở nên nghiêm trọng.
Do vậy, đấng mày râu sau khi chịu một chấn thương tác động mạnh đến bìu nên chú ý đến các dấu hiệu mà bản thân đang gặp phải và so sánh với các triệu chứng đã được liệt kê phía trên. Tuy không phải đối với mọi trường hợp, nếu như cảm thấy cơn đau vô cùng dữ dội, không nên chịu đựng nó, cũng không tự ý sử dụng thuốc mà cần nhờ đến sự giúp đỡ từ bác sĩ để không bỏ lỡ “thời gian vàng” điều trị.
Như vậy, nếu nghi ngờ mình đã bị vỡ tinh hoàn, hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị một cách kịp thời bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Có thể xác định tình trạng vỡ tinh hoàn có chữa được không dựa vào mức độ tổn thương tinh hoàn. Tuy đây là chấn thương không làm bệnh nhân tử vong, nhưng vẫn có khả năng để lại nhiều hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe, chẳng hạn như khiến đấng mày râu bị mất đi khả năng sinh sản hoặc có thể bị hoại tử phần mô tinh hoàn bị tổn thương. Tỷ lệ điều trị thành công chấn thương vỡ tinh hoàn lên đến 90% bằng thực hiện phẫu thuật trong khoảng 72 giờ sau khi bị thương. Con số đó sẽ bị giảm xuống chỉ còn 45% sau khoảng thời gian 72 giờ kể trên.
Điều trị vỡ tinh hoàn
Cụ thể, về điều trị, tùy theo mức độ tổn thương nghiêm trọng để điều trị phẫu thuật bảo tồn hay cắt bỏ. Nếu người bệnh bị vỡ một bên tinh hoàn, điều trị bằng cách cắt bỏ bên tinh hoàn bị vỡ giúp tránh khỏi nguy cơ vô sinh. Trường hợp tinh hoàn bị vỡ nhưng không bị dập nhu mô tinh hoàn, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật bảo tồn; nhưng bắt buộc phải cắt bỏ tinh hoàn bị vỡ đó khi vỡ tinh hoàn và mô tinh hoàn bị dập.
Đối với bệnh nhân bị vỡ cả hai tinh hoàn, cần có sự hỗ trợ của cả đơn vị hỗ trợ sinh sản để được thực hiện lấy và mang cấp đông tinh trùng, giúp người bệnh có thể có con sau này.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần được siêu âm lại nhằm đảm bảo vết thương đã lành và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
CTV Vũ Gia/VOV.VN (Biên dịch) - 22/09/2023
Theo Healthline
https://vov.vn/suc-khoe/nam-khoa/thoi-gian-vang-dieu-tri-vo-tinh-hoan-post1047431.vov