Khả năng ghi nhớ của con người cũng giảm dần theo thời gian. Vậy, làm thế nào để trí não minh mẫn ngay cả khi răng đã rụng hết, tóc đã bạc trắng? Hãy áp dụng các phương pháp dưới đây ngay từ khi còn trẻ để cải thiện trí nhớ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ như tuổi tác, di truyền, bệnh lý… Ngoài ra, một số yếu tố rủi ro cũng có thể là tác nhân gây giảm, thậm chí mất trí nhớ, chẳng hạn như lối sống kém lành mạnh, tai nạn ảnh hưởng đến não bộ…
Bộ não ở người trưởng thành có khoảng 100 tỷ nơron thần kinh. Ảnh minh họa
Các yếu tố gây suy giảm trí nhớ
Bộ não ở người trưởng thành có khoảng 100 tỷ nơron thần kinh. Các tế bào này có nhiệm vụ ghi nhớ và xử lý thông tin một cách nhanh chóng. Khi não bộ mất quá nhiều tế bào thần kinh sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ và tiềm ẩn nguy cơ gây mất trí nhớ ở người già.
Một số yếu tố nguy cơ dưới đây có thể gây suy giảm trí nhớ:
-
Lạm dụng thuốc lá, bia rượu có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của bộ não. Trong đó, Hội chứng Korsakoff là dạng rối loạn não, có thể làm giảm trí nhớ, liên quan trực tiếp đến việc lạm dụng nhiều bia rượu.
-
Sử dụng nhiều chất béo xấu, nhất là đồ ăn nhanh.
-
Thiếu ngủ thường xuyên cũng dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, khiến bộ não không thể ghi nhớ và xử lý ký ức dài hạn.
-
Lười hoạt động thể chất. Những người không thường xuyên tập thể dục có thể gặp nhiều vấn đề xấu liên quan đến não bộ, đặc biệt là ở khả năng ghi nhớ.
-
Ngoài ra có nhiều người mắc bệnh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… cũng ảnh hưởng đến suy giảm trí nhớ.
-
Các phương pháp tối ưu cải thiện trí nhớ
Giao tiếp nhiều hơn giúp cải thiện trí nhớ
Khi bạn gặp gỡ, nói chuyện hay tham gia vào những cuộc tọa đàm, điều mà bạn nhận không chỉ là niềm vui, kinh nghiệm sống, kiến thức… mà hơn thế đó còn một cách giúp não của bạn tiếp cận với những thử thách, khám phá mới. Chính những cuộc giao tiếp giúp não hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn. Bởi, khi bạn tham gia vào một cuộc trò chuyện có ý nghĩa, bạn cần phải cố gắng hiểu quan điểm của người khác và thậm chí suy ra những gì họ sẽ nói tiếp theo, do đó kích thích khu vực của tâm liên quan đến bộ nhớ. Có một điều bạn cần nhớ, đó là nên tiếp cận càng nhiều những cuộc giao tiếp tích cực, bổ ích và tránh xa những gì khiến bạn phải lo âu, tức giận.
Không lệ thuộc vào thiết bị điện tử
Cuộc sống càng hiện đại con người càng lệ thuộc vào thiết bị điện tử, khiến cơ hội hoạt động của não bộ ít dần đi. Sự hỗ trợ gần như tuyệt đối từ thiết bị điện tử đã khiến con người trở nên ngại suy nghĩ, lười tư duy, dẫn đến việc não bộ mất dần khả năng tiếp nhận, xử lý và ghi nhớ thông tin.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, thiết bị công nghệ hiện đại có thể tác động làm thay đổi hình dạng và cách hoạt động của não bộ. Mặc dù tốc độ thay đổi cấu trúc não là không đáng kể, tuy nhiên nếu không sớm cải thiện trí nhớ, trong tương lai tình trạng này có thể gây ra hệ lụy lớn cho thế hệ trẻ. Mọi người nên dành ra khoảng thời gian nhất định trong ngày để tư duy chủ động, không cần sự giúp đỡ từ những thiết bị công nghệ.
-
-
Tránh xa stress
Trong cuộc sống hôm nay con người thường xuyên đối mặt với cạnh tranh, căng thẳng, lo âu, nên việc rơi vào stress là khó tránh khỏi. Khi chúng ta đang căng thẳng, các hormone cortisol tăng trong não, dẫn tới hậu quả là trí nhớ sẽ giảm sút trong ngắn hạn. Nếu quá trình này trường diễn, rất có hại cho bộ não. Để đối mặt với stress và đánh bại chúng, ngoài việc tạo cho mình bản lĩnh đủ để đương đầu với mọi khó khăn, thách thức trong công việc và cuộc sống, chúng ta có thể áp dụng hàng ngày các bài tập hít thở sâu, hay tập thiền để giúp bình tĩnh lại, giúp bạn tập trung và giữ cho tâm trí của bạn luôn sáng suốt.
Vận động và rèn luyện sức khỏe
Tập thể dục thường xuyên đều đặn có tác động tích cực đến sức khỏe của não bộ. Duy trì thói quen tập thể dục giúp bảo vệ não chống lại sự lão hóa, từ đó hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng suy giảm trí nhớ tuổi già. Các bài tập đơn giản đầu tiên cho não chính là nhớ những gì bạn thích. Dần dần chúng ta nâng độ khó của bài tập lên bằng cách nhớ những gì chúng ta muốn. Rồi sau đó là nhớ những gì ta hay quên.
Tập thể dục mỗi ngày sẽ hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu lên não, cải thiện chứng thiếu máu não. Một số hoạt động thể thao giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả bao gồm chạy bộ, bơi lội, khiêu vũ, cầu lông, nhảy dây.Ngoài ra, ngồi thiền cũng là một trong những cách cải thiện trí nhớ hiệu quả thông qua việc làm giảm các dấu hiệu thoái hóa não.
Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya phương pháp đơn giản cải thiện trí nhớ
Nếu như với người già, nguyên nhân sa sút trí tuệ chủ yếu do lão hóa thì đối với người trẻ tuổi, các yếu tố như áp lực công việc, căng thẳng trong cuộc sống, thiếu ngủ, thức khuya chính là tác nhân góp phần tạo nên tình trạng giảm trí nhớ. Vì vậy một giấc ngủ đầy đủ giúp cơ thể hồi phục sau một ngày dài, người trưởng thành nên ngủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày để bộ não được nghỉ ngơi để có đủ sức khỏe cho ngày hôm sau.
-
Theo Bs Vũ Tiến/suckhoedoisong.vn - 27/09/2023
https://suckhoedoisong.vn/ap-dung-5-phuong-phap-nay-de-cai-thien-tri-nho-ngay-tu-khi-con-tre-169230926100229773.htm