Cập nhật: 28/10/2023 15:22:00
Xem cỡ chữ

Da khô có thể khiến làn da của chúng ta trông thô ráp, thiếu độ ẩm, lão hóa nhanh. Vậy nguyên nhân thực sự gây khô da và khắc phục thế nào?

1. Nguyên nhân gây da khô

Yếu tố tuổi tác: Khi chúng ta bắt đầu già đi, độ ẩm từ da giảm, khiến chất béo và collagen cũng giảm theo. Điều này có thể gây mỏng da.

Biến đổi khí hậu: Tình trạng khí hậu xấu đi đã tác động đến chúng ta về mọi mặt, trong đó có tóc và da… Nhiệt độ ngày càng tăng có tác động rất lớn đến quá trình hydrat hóa của da. Mặc dù khô da là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng khí hậu thay đổi khiến tình trạng này trở nên phổ biến ở tất cả các mùa.

- Yếu tố di truyền và sức khỏe: Bạn có thể bị khô da nếu bố mẹ bạn mắc phải tình trạng này. Ngoài ra, nếu có một số yếu tố sức khỏe tiềm ẩn cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng làn da của bạn.

Da khô là tình trạng phổ biến và ảnh hưởng đến hầu hết mọi người ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

photo-1698322784339

Các nghiên cứu cho thấy bổ sung collagen có thể tăng cường hydrat hóa, giảm tình trạng da khô và giảm độ sâu nếp nhăn.

Bạn có thể có nhiều nguy cơ bị khô da hơn nếu bạn:

  • Sống ở nơi có khí hậu khô hoặc lạnh.
  • Làm việc bên ngoài thường xuyên.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Có tình trạng sức khỏe khác như dị ứng…
  • Từ 65 tuổi trở lên.

2. Da khô ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Da khô làm thay đổi kết cấu làn da từ mềm mại sang thô ráp. Điều này có thể khiến da cảm thấy ngứa hoặc thay đổi màu sắc so với màu da bình thường. Da khô thường vô hại và chỉ gây khó chịu tạm thời cho đến khi bạn có thể bù nước cho da bằng kem dưỡng ẩm.

Trong trường hợp da khô nghiêm trọng, da trở nên mỏng manh, dễ bong tróc hoặc nứt nẻ, có thể biến thành vết loét đau đớn. Trong trường hợp bị đau da do da khô, hãy chăm sóc làn da để tránh nhiễm trùng.

Các triệu chứng của da khô bao gồm:

  • Thô ráp
  • Bong tróc
  • Nứt nẻ
  • Ngứa
  • Sáng hơn hoặc tối hơn màu da bình thường hoặc từ đỏ đến tím…

3. Da khô được điều trị như thế nào?

Điều trị da khô tập trung vào việc bù nước hoặc mang lại độ ẩm cho làn da.

Điều trị da khô có thể bao gồm:

- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm là hình thức điều trị chính cho hầu hết các loại da khô. Chúng làm mịn và mềm da khô để giúp ngăn ngừa nứt nẻ và có tác dụng tái tạo hàng rào bảo vệ da tự nhiên. Các sản phẩm dưỡng ẩm có dạng thuốc mỡ, kem, nước thơm, dầu và bao gồm các thành phần như chất làm mềm, giúp làm dịu và cấp nước cho làn da; axit hyaluronic giúp tăng độ ẩm cho da…

- Dùng thuốc: Đối với làn da khô nghiêm trọng, ngứa hoặc dễ bị nứt, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi steroid, có tác dụng làm giảm sưng (viêm) trên da, gây phát ban và ngứa. Trong trường hợp nặng, có thể phải dùng thuốc uống hoặc tiêm…

Loại lotion hay kem dưỡng ẩm nào tốt nhất cho da khô?

Có một số lựa chọn dưỡng ẩm khác nhau dành cho người có làn da khô. Khi chọn kem dưỡng ẩm cho làn da khô, hãy tìm những sản phẩm:

  • Không có nước hoa.
  • Không chứa các thành phần gây mất nước cho da như rượu isopropyl, rượu benzyl hoặc sunfat.
  • Bao gồm các thành phần khóa độ ẩm như dầu hỏa, axit hyaluronic, lanolin hoặc dầu khoáng (chất làm mềm).
  • Bao gồm các thành phần thu hút độ ẩm cho làn da như glycerin.
  • Ngăn ngừa ngứa (hydrocortisone hay steroid).
  • Cung cấp khả năng bảo vệ ánh nắng mặt trời (kem chống nắng) với SPF.
  • Được thiết kế dành cho vùng da bị ảnh hưởng (mặt và cơ thể). Bạn có thể cần nhiều loại kem dưỡng ẩm cho các bộ phận khác nhau trên cơ thể.
  • photo-1698322785496
  • Kem dưỡng ẩm là hình thức điều trị chính cho hầu hết các loại da khô.

Khi chọn kem dưỡng ẩm, hãy nhớ rằng làn da của bạn là duy nhất và một sản phẩm phù hợp với người khác có thể không phải là sản phẩm tốt nhất cho làn da của bạn. Bác sĩ da liễu có thể giúp bạn chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp.

Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể hút nước khỏi cơ thể và gây mất nước.

Do đó, nên tránh thực phẩm và đồ uống có chứa:

  • Rượu bia.
  • Caffein.
  • Đường.
  • Muối.

4. Một số chất bổ sung tốt cho da khô

Vitamin DVitamin D không chỉ giúp điều trị các vấn đề sức khỏe khác nhau mà còn rất quan trọng đối với sức khỏe của da, hỗ trợ chức năng hàng rào bảo vệ da, tăng trưởng tế bào và hệ thống miễn dịch của da. Nghiên cứu cho thấy mức vitamin D thấp có thể dẫn đến khô da và các tình trạng da như bệnh chàm, vẩy nến.

- Colagen: Collagen là protein chính trong da và có liên quan đến độ đàn hồi và hydrat hóa của da. Các nghiên cứu cho thấy bổ sung collagen có thể tăng cường hydrat hóa da và giảm độ sâu nếp nhăn. Vì vậy collagen có thể thêm một số lợi ích kèm theo để điều trị da khô.

Vitamin CVitamin C là chất chống oxy hóa cần thiết cho việc sản xuất collagen và sức khỏe của da. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung vitamin C có thể cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da và duy trì độ ẩm.

Dầu cá: Dầu cá có chứa DHA và EPA có đặc tính chống viêm và giúp duy trì độ ẩm cho da. Các nghiên cứu cho thấy bổ sung dầu cá có thể tăng cường hydrat hóa da, giải quyết tình trạng ngứa do khô da và cải thiện các tình trạng da như bệnh vẩy nến.

Lưu ý, mặc dù các chất dinh dưỡng này có tiềm năng cải thiện độ ẩm và tình trạng khô da. Tuy nhiên, do mỗi người lại có cơ địa khác nhau, thứ phù hợp với người này có thể không phù hợp với người kia, nên trước khi chọn một sản phẩm hoặc phương pháp điều trị cụ thể cho làn da của mình, luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

5. Phòng ngừa da khô như thế nào?

Bạn có thể ngăn ngừa da khô tại nhà bằng cách:

- Làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không mùi thơm, dưỡng ẩm không chứa xà phòng.

- Tắm nước ấm (không nóng). Sau khi tắm xong vỗ nhẹ cho da khô bằng khăn mềm. Dưỡng ẩm ngay khi tắm xong, lúc da còn ẩm.

- Kiểm soát căng thẳng, vì căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm bệnh chàm và các tình trạng da khác gây khô da.

- Giảm thiểu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

- Ngăn ngừa tình trạng mất nước.

- Hãy ngừng hút thuốc vì nicotine làm khô da.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm cho không khí trong nhà.

Theo DS. Nguyễn Kim Thủy/ suckhoedoisong.vn – 28/10/2023

https://suckhoedoisong.vn/nguyen-nhan-da-kho-cach-khac-phuc-va-phong-ngua-da-kho-bong-troc-169231026192353623.htm