Nghệ, thường được mệnh danh là “gia vị vàng” đối với sức khỏe. Một trong những hợp chất hoạt động có trong nghệ chính là curcumin, nổi bật với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Tuy nhiên khi sử dụng quá nhiều nghệ cũng sẽ gây ra những tác dụng phụ, sau đây là những gì bạn nên biết.
Curcumin có tác dụng điều trị hội chứng chuyển hóa, một nhóm các vấn đề sức khỏe như kháng insulin và béo phì, bằng cách tăng cường độ nhạy insulin, ngăn chặn sự tích tụ chất béo, giảm viêm và stress oxy hóa.
Trong cuộc chiến chống lại các tình trạng đau khớp mãn tính như viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp, chất curcumin giúp giảm đau và cải thiện khớp tổng thể, khiến nó trở thành một sự bổ sung quý giá cho hành trình chăm sóc sức khỏe của bạn.
Liều lượng dùng nghệ tốt nhất cho sức khỏe
Để tận dụng được những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn của chất curcumin, bạn nên bổ sung nghệ vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Theo chuyên gia sức khỏe, lợi ích của Curcumin được tăng cường đáng kể khi sử dụng cùng với piperine, thành phần hoạt chất chính của hạt tiêu đen. Liều lượng dùng tốt chất là curcuminoid 500-2000 miligam nghệ mỗi ngày.
Tác dụng phụ tiềm ẩn của nghệ là gì?
Mặc dù nghệ và chất curcumin nói chung là an toàn nhưng điều quan trọng là phải nhận thức được các tác dụng phụ tiềm ẩn, đặc biệt khi sử dụng với liều lượng lớn hoặc dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Khó chịu ở dạ dày: Dùng nghệ hoặc curcumin liều cao có thể dẫn đến khó chịu ở đường tiêu hóa, bao gồm khó chịu ở dạ dày, trào ngược axit và tiêu chảy.
Nhức đầu và chóng mặt: Một số cá nhân có thể bị đau đầu và chóng mặt khi dùng liều lượng 450 mg curcumin trở lên.
Các vấn đề về dạ dày: Nghệ có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như trào ngược axit và sỏi mật.
Mang thai và cho con bú: Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh bổ sung nghệ vì chúng có thể kích thích co bóp tử cung, có khả năng dẫn đến các biến chứng.
Sỏi thận: Củ nghệ tự nhiên chứa khoảng 2% oxalate, một hợp chất mà ở mức độ cao có thể khiến một số người hình thành sỏi thận. Oxalate có thể kết tinh trong thận, dẫn đến sự phát triển của những viên sỏi thận.
Chú ý đến sản phẩm tinh bột nghệ: Theo các chuyên gia, không phải tất cả các sản phẩm được dán nhãn "nghệ" đều nguyên chất. Ngoài ra, một số loại bột nghệ có thể bao gồm các chất tạo màu thực phẩm như màu vàng metanil, còn được gọi là màu vàng axit 36, bị cấm ở Mỹ và Châu Âu.
Ai nên tránh bổ sung nghệ?
Những người có tình trạng sức khỏe nhất định hoặc những người đang dùng một số loại thuốc cụ thể nên thận trọng khi xem xét bổ sung bột nghệ. Đó là những người bị rối loạn chảy máu, các vấn đề về đường tiêu hóa hoặc có tiền sử sỏi thận. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bổ sung các chất mới vào thói quen của mình, đặc biệt nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc đang dùng thuốc.
Theo N.Hà/VOV.VN (Biên dịch) – 12/11/2023
https://vov.vn/suc-khoe/duoc-xem-la-gia-vi-vang-cua-suc-khoe-nhung-nghe-cung-co-tac-dung-phu-post1058549.vov