Cập nhật: 01/10/2024 07:48:00
Xem cỡ chữ

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS), cánh đồng băng, có độ dày tối đa gần 400 m, là một phần của sông băng Purog Kangri ở huyện Tsoyi, Khu tự trị Tây Tạng, Tây Nam Trung Quốc.

Sông băng Purog Kangri. (Nguồn: Reuters)

Sông băng Purog Kangri. (Nguồn: Reuters)

Các nhà khoa học vừa phát hiện sông băng dày nhất trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng (còn gọi tắt là cao nguyên Thanh Tạng) - được biết đến là tháp nước của châu Á.

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS), cánh đồng băng, có độ dày tối đa gần 400 m, là một phần của sông băng Purog Kangri ở huyện Tsoyi, Khu tự trị Tây Tạng, Tây Nam Trung Quốc.

Điều này cho thấy sông băng Purog Kangri hiện là sông băng dày nhất ở cao nguyên Thanh Hả-Tây Tạng, soán ngôi của chỏm băng Guliya ở tỉnh Ngari.

Các sông băng chứa thông tin quan trọng về lịch sử khí hậu của Trái Đất. Trước đây, các nhà khoa học đã khoan lõi băng sâu 308,6 m ở Guliya-hình thành trong giai đoạn hơn 700.000 năm trước./.

Theo (TTXVN/Vietnam+)  

https://www.vietnamplus.vn/trung-quoc-phat-hien-song-bang-day-nhat-o-cao-nguyen-thanh-tang-post980253.vnp