Bệnh bò điên (hay còn được gọi là não xốp bò) do một protein nhiễm độc prion gây ra. Khi bị mắc bệnh bò điên, bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu suy giảm sức khỏe tâm thần một cách nhanh chóng, thường chỉ trong vòng vài tháng và có thể gây tử vong.
1. Nguyên nhân bệnh bò điên
Bệnh bò điên là một chứng bệnh do rối loạn thoái hóa não khiến bệnh nhân bị mất trí nhớ và có thể gây tử vong. Bò điên có các biểu hiện bệnh giống với các bệnh lý mất trí nhớ khác như Alzheimer. Tuy nhiên bệnh bò điên lại diễn tiến nhanh hơn nhiều.
Bản thân bệnh bò điên và các biến thể của căn bệnh này đều nằm trong nhóm những bệnh truyền nhiễm gây bệnh tích nhũn não (transmissible spongiform encephalopathies - TSEs).
Căn nguyên của bệnh bò điên và những TSEs khác là do một loại protein bị đột biến, loại protein này còn được gọi là prion. Ở điều kiện bình thường thì nó không gây hại tới sức khỏe con người, chỉ khi bị biến dạng thì chúng sẽ tạo điều kiện nhiễm khuẩn, gây đảo lộn các quá trình sinh học bình thường ở cơ thể con người.
Bệnh bò điên gây ảnh hưởng đến gia súc ở Anh chủ yếu vào những năm 1990 và đầu năm 2000. Bệnh bò điên ở người được cho là biến thể của bệnh Creutzfeldt- Jakob, tiếng Anh là variant Creutzfeldt- Jakob disease, viết tắt là vCJD.
Bệnh bò điên là một chứng bệnh do rối loạn thoái hóa não khiến bệnh nhân bị mất trí nhớ và có thể gây tử vong.
Có khoảng 5 - 15% ca bệnh bò điên di truyền qua gen trội nhiễm sắc thể thường số 20. Do tính chất di truyền này nên nếu ba mẹ bị bệnh thì có thể di truyền gen bệnh cho con cái. Có đến 90% bệnh bệnh bò điên không xác định được nguồn lây hay yếu tố gia đình.
2. Triệu chứng bệnh bò điên
Khi bị mắc bệnh bò điên, bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu suy giảm sức khỏe tâm thần một cách nhanh chóng, thường chỉ trong vòng vài tháng. Dưới đây là những biểu hiện ban đầu điển hình khi mắc bệnh bò điên:
- Chán nản
- Lo âu
- Tính cách thay đổi
- Mất trí nhớ
- Giảm thị lực hoặc bị mù
- Khó nuốt
- Khó nói
- Suy nghĩ rối loạn
- Mất ngủ
- Di chuyển đột ngột
Khi bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng về sức khỏe tâm thần sẽ trở nên nặng hơn và phần lớn người bệnh sẽ rơi vào tình trạng hôn mê, thậm chí là bị suy tim, suy hô hấp, viêm phổi hoặc nhiễm trùng, cuối cùng là tử vong. Từ khi xuất hiện triệu chứng bệnh đến khi tử vong thường kéo dài trong vòng 1 năm.
Đặc biệt, những người bị bệnh bò điên dạng hiếm, các triệu chứng về tâm thần sẽ nghiêm trọng hơn như sa sút trí tuệ (mất khả năng suy nghĩ, lập luận và ghi nhớ) sẽ diễn tiến về sau trong quá trình bị bệnh. Không chỉ vậy, biến thể này còn ảnh hưởng nhiều hơn ở những người tuổi trẻ, thời gian xuất hiện khá dài là 12 - 14 tháng.
3. Bệnh bò điên có lây không?
Bệnh bò điên có thể lây nhiễm, tỷ lệ mắc bệnh bò điên khá thấp. Thường thì căn bệnh này sẽ không lây truyền qua các hoạt động như ho, hắt hơi, tiếp xúc da hoặc là quan hệ tình dục. Phần lớn các trường hợp bệnh không xác định được rõ nguồn lây, được gọi là bệnh bò điên lẻ tẻ hoặc tự phát.
Bệnh lây nhiễm thông qua phẫu thuật ghép da hoặc ghép giác mạc vì mẫu mô được ghép có chứa mầm bệnh của người hiến tặng. Bên cạnh đó dụng cụ phẫu thuật bị nhiễm khuẩn cũng có thể là trung gian gây bệnh vì các prion bất thường không thể bị tiêu diệt với những phương pháp khử trùng thông thường. Trường hợp này được gọi là bị bệnh bò điên do điều trị.
Thắt chặt các thủ tục nhập khẩu, kiểm soát chất lượng thực phẩm để đối phó với các động vật nhiễm bệnh.
4. Cách phòng bệnh bò điên
Ngày nay do chưa có phương pháp để bảo vệ con người khỏi bệnh bò điên dạng lẻ tẻ nên nếu bệnh nhân đã có tiền sử người thân mắc những bệnh liên quan tới hệ thần kinh, cần lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia di truyền học nhằm lưu ý tới những khả năng mắc bệnh bò điên, hoặc nguy cơ phát triển từ khi chưa bị bệnh thành mắc bệnh.
Khuyến cáo đối với các tổ chức, cơ sở y tế và các bệnh viện về việc tuân thủ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh bò điên do điều trị. Tiêu hủy ngay lập tức những dụng cụ phẫu thuật dùng cho người bệnh đã mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh bò điên. Chỉ sử dụng một lần các dụng cụ thủ thuật cho một người bệnh, ví dụ như khi thực hiện chọc dò tủy sống.
Những người dưới đây không nên đi hiến máu: Đã từng điều trị phẫu thuật mổ ghép vỏ não; Trong gia đình có người thân mắc bệnh bò điên; Đã từng tiếp nhận điều trị bằng hormone tăng trưởng có nguồn gốc từ con người.
Biện pháp nhằm kiểm soát các nguồn lây nhiễm tiềm ẩn của bệnh bò điên: Phần lớn các quốc gia đã thực hiện các phương pháp nhằm ngăn ngừa mô nhiễm bệnh viêm não ở bò xâm nhập vào các nguồn thực phẩm. Đó là: Thắt chặt các thủ tục nhập khẩu, kiểm soát chất lượng thực phẩm để đối phó với các động vật nhiễm bệnh. Hạn chế tối đa việc nhập khẩu gia súc từ các quốc gia, khu vực nơi đang lưu hành bệnh viêm não thể bọt biển ở bò. Các quy định nghiêm ngặt về thức ăn chăn nuôi.
5. Cách điều trị bệnh bò điên
Hiện chưa có phương pháp điều trị nào được xác định là hiệu quả đối với bệnh bò điên hoặc các biến thể của nó. Một số loại thuốc đã được thử nghiệm, nhưng không có dấu hiệu rõ rệt về hiệu quả.
Vì vậy, các chuyên gia thường tập trung vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh bằng cách giảm đau và giảm các triệu chứng khác, nhằm tạo điều kiện thoải mái nhất có thể cho họ.
Các phương pháp điều trị ngày nay nhằm mục đích giúp người bệnh thoải mái và làm giảm các triệu chứng. Thuốc có thể giúp giảm đau (thuốc giảm đau mạnh có gốc opioid) và giảm co giật cơ (clonazepam, natri valproate), thuốc an thần và chống trầm cảm.
Theo suckhoedoisong.vn
https://suckhoedoisong.vn/benh-bo-dien-nguyen-nhan-bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-benh-169241014163747476.htm