Cập nhật: 30/06/2011 15:51:34 Article Rating
Xem cỡ chữ

Pháp đã thừa nhận trang bị vũ khí cho quân nổi dậy ở Libya, trong khi Anh, một đồng minh NATO, lại đang từ chối làm theo yêu cầu này do những quan ngại về sự ủy quyền của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Đại sứ Pháp tại Liên hợp quốc Gerard Araud hôm qua (29/6) cho biết, việc nước ông trang bị vũ khí cho phe nổi dậy không vi phạm nghị quyết mà Hội đồng Bảo an về việc thiết lập lệnh cấm vận vũ khí với Libya.

 

"Chúng tôi quyết định cung cấp vũ khí tự vệ cho dân thường bởi chúng tôi cho rằng, những người này đang bị đe dọa," ông nói với các phóng viên.

 

Đại tá Thierry Burkhard, phát ngôn viên của Bộ tham mưu Pháp cho biết, các lô hàng đều là những vũ khí hạng nhẹ như súng trường tấn công để giúp người dân tự bảo vệ mình khỏi quân đội của chế độ.

 

Ông cho biết, đầu tháng 6, Pháp đã nhận thức rằng, các ngôi làng Berber do phiến quân nắm giữ ở vùng núi Nafusa đã chịu áp lực từ những người trung thành với ông Kadhafi sau khi gia nhập cuộc nổi dậy chống lại chế độ cai trị suốt 4 thập kỷ của ông Kadhafi.

 

Ông Burkhard đã mô tả các vũ khí là "các vũ khí bộ binh hạng nhẹ của loại súng trường" và cho biết, việc trang bị này đã được tiến hành trong vài ngày "để thường dân không bị tàn sát."

 

Tờ nhật báo Le Figaro của Pháp trích dẫn một điều khoản tình báo bí mật và thông tin từ các quan chức cho biết, việc thả vũ khí từ trên không xuống là nhằm để giúp các phiến quân bao vây Tripoli và cổ vũ một cuộc nổi dậy của quần chúng trong thành phố.

 

Các thùng chứa súng trường, súng máy và lựu đạn đẩy cùng với tên lửa chống tăng Milan được châu Âu sản xuất.

 

Bộ trưởng Anh về chiến lược an ninh quốc tế, Gerald Howarth cho biết, London sẽ không cạnh tranh với động thái của Pháp vì việc này sẽ làm dấy lên "vài vấn đề", trong đó có nghị quyết của Liên hợp quốc ủy quyền hành động quân sự tại Libya.

 

Hội đồng bảo an đã thông qua Nghị quyết 1970 vào tháng 2 và Nghị quyết 1973 vào tháng 3 cho cuộc xung đột ở Libya. Những nghị quyết này đã áp đặt những sự trừng phạt nghiêm khắc với chế độ của ông Kadhafi, đặc biệt là việc cấm vận các nguồn cung cấp vũ khí cho Libya và yêu cầu bảo vệ thường dân.

 

Điều 4 của Nghị quyết 1973 quy định rằng, việc cung cấp vũ khí có thể được phép nếu vì lợi ích bảo vệ thường dân.

 

Pháp đã nắm vai trò hàng đầu trong việc tổ chức hỗ trợ quốc tế cho cuộc nổi dậy chống lại 4 thập kỷ cai trị của ông Kadhafi. Các máy bay của Pháp và Anh đang dẫn đầu trong một chiến dịch không kích do NATO chỉ huy nhắm vào các lực lượng của ông.

 

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo châu Phi trung gian trong cuộc xung đột Libya đã thông qua các đề xuất về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng, sẽ được trình bày trước một hội nghị thượng đỉnh vào hôm nay, 30/6.

 

Các nội dung của lộ trình đã được phê duyệt bởi ủy ban gồm 5 tổng thống, trong đó có các vấn đề về nhân đạo, ngừng bắn, một sự chuyển giao toàn bộ và liên ứng và cải cách chính trị, ủy viên Ủy ban hòa bình Liên minh châu Phi Ramtame Lamamra nói với AFP.

 

Phiến quân Libya đã bác bỏ kế hoạch này, trừ khi ông Kadhafi từ chức.

 

Lực lượng phiến quân đã hứng chịu một cuộc tấn công chết người từ lực lượng của ông Moamer Kadhafi tại thành phố lớn thứ ba Misrata, nơi tên lửa đã giết chết 1 thường dân và làm bị thương 6 người vào cuối ngày hôm qua.

 

Ở London, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết, phiến quân đã nhận được 100 triệu USD đầu tiên từ một quỹ được thành lập bởi các nhà tài trợ quốc tế dành cho "nhiên liệu thiết yếu và tiền lương", nhưng các phiến quân cho biết, như vậy vẫn không đủ .

 

Người đứng đầu lực lượng NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết, liên minh quân sự này có "tất cả các nguồn lực và tài sản cần thiết để tiếp tục hoạt động (tại Libya) và kết thúc thành công".

 

Tuy nhiên, ông kêu gọi nhiều sự hợp tác hơn giữa các thành viên NATO để "chia sẻ và thúc đẩy các nguồn lực để có sự sử dụng hiệu quả hơn".

 

 

 

Theo AFP, Yahoo News/HNM Online

Tệp đính kèm