Cập nhật: 22/05/2009 21:59:29 Article Rating
Xem cỡ chữ

Chính phủ vừa trình lên Quốc hội Đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014, trong đó xin phép được tăng mức học phí đại học năm 2009 của các nhóm ngành đào tạo đại trà  lên 255.000 đồng/tháng, phí trung cấp nghề và CĐ nghề của các nhóm nghề đào tạo đại trà lên 170.000 đồng/tháng.

Đề án mới này được Chính phủ trình Quốc hội ngày 21/5, sau khi đã tiếp thu ý kiến từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 20 của Ủy ban này.

 

So với mức học phí đang áp dục năm 2008, mức học phí năm tới sẽ tăng tương ứng 75.000 đồng/tháng với bậc đại học và 50.000 đồng/tháng với bậc học nghề. Mức tăng này chỉ áp dụng cho năm học 2009-2010 khi chưa thực hiện việc thay đổi cách đóng học phí theo đề án từ năm 2010-2014, nhằm bù vào khoản 50% mức mất giá đồng tiền năm 2008 so với năm 2000.

 

Học phí đào tạo hệ vừa làm vừa học: mức học phí đảm bảo bù đắp chi phí thường xuyên tối thiểu và không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và các nhóm ngành nghề đào tạo.

 

Một trong những lý giải quan trọng cho đề xuất tăng học phí lần này của Chính phủ là: chế độ học phí được thực hiện từ năm 1998 đến nay vẫn chưa thay đổi. Mức học phí quá thấp, dưới khả năng chi trả của người dân ở các vùng đô thị, không phù hợp với mặt bằng giá cả cùng với chính sách cải cách tiền lương trong những năm qua. Từ năm 2000 đến năm 2008, mức giá tiêu dùng đã tăng 1,84 lần. Như vậy, với mức thu học phí như hiện nay thì giá trị thực tế của học phí so với năm 2000 chỉ còn 54%. Ví dụ, mức học phí của giáo dục đại học hiện nay là 180.000 đồng/tháng, nhưng giá trị thực tế so với mặt bằng giá năm 2000 chỉ còn 98.000 đồng/tháng. Để học phí hiện nay tương đương giá trị 180.000 đồng/tháng năm 2000 thì mức thu học phí sẽ phải là 331.000 đồng/tháng...

 

Hai mục tiêu quan trọng mà Đề án mới hướng tới là xây dựng cơ chế tài chính mới cho giáo dục, nhằm huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước và xã hội để nâng cao chất lượng và tăng quy mô giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực sự coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu; Xây dựng hệ thống các chính sách để tiến tới mọi người ai cũng được học hành với nền giáo dục có chất lượng ngày càng cao.

 

Trên cơ sở đó, Chính phủ đề xuất khung học phí mới cụ thể như sau:

 

Khung học phí đại học của các nhóm ngành đào tạo đại trà giai đoạn 2009 - 2014

Đơn vị: Nghìn đồng/tháng/sinh viên

Nhóm ngành

Năm

2008

Năm

2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm

2012

Năm 2013

Năm

2014

1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật

180

255

290

350

410

480

550

2. Kỹ thuật, công nghệ

180

255

310

390

480

560

650

3. Khoa học tự nhiên

180

255

310

390

480

560

650

4. Nông - lâm - thuỷ sản

180

255

290

350

410

480

550

5. Y dược

180

255

340

450

560

680

800

6. Thể dục thể thao, nghệ thuật

180

255

310

390

480

560

650

7. Sư phạm

 

 

280

330

380

440

500

 

Khung học phí của trung cấp nghề và cao đẳng nghề của các nhóm nghề đào tạo đại trà giai đoạn 2010 – 2014

 

Đơn vị: Nghìn đồng/tháng/học sinh

 

Nhóm ngành

Năm

2008

Năm

2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm

2012

Năm 2013

Năm 2014

1. Khối thăm dò địa chất, thuỷ văn, khí tượng

120

170

270

370

470

580

700

2. Khối hàng hải

120

170

260

340

420

500

610

3. Khối y tế, dược

120

170

250

330

410

490

580

4. Khối cơ khí luyện kim, kỹ thuật nhiệt và điện, kỹ thuật xây dựng

120

170

240

320

400

480

560

5. Khối công nghệ lương thực và thực phẩm

120

170

230

310

380

460

540

6. Khối kỹ thuật bảo quản và vật tư hàng hoá

120

170

230

300

380

460

530

7. Khối văn hoá, thể thao - du lịch

120

170

230

300

380

460

520

8. Khối kỹ thuật điện tử, bưu chính viễn thông

120

170

230

300

370

430

500

 

Theo Chính phủ, mức học phí đào tạo tăng hàng năm theo dự kiến trên là nhằm bảo đảm chi trả lương tăng lên theo kế hoạch của Chính phủ để tiền lương thực sự là phần thu nhập đủ sống chủ yếu của công chức và viên chức trong cơ sở công lập; tăng cường từng bước cơ sở vật chất cho giáo dục để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo; không tạo ra sự tăng đột ngột, mức độ lớn của việc đóng học phí, gây khó khăn cho người học.

 

Theo Báo HNM

Tệp đính kèm