Cập nhật: 16/10/2009 22:19:55 Article Rating
Xem cỡ chữ

Sau khi được UNESCO công nhận Di sản văn hoá phi vật thể thì công tác bảo tồn, phát huy giá trị của Ca trù và Quan họ Bắc Ninh được sự quan tâm. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với T.S Lê Thị Minh Lý - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hoá (Bộ VH,TT&DL) về vấn đề này.

- Thưa bà, khi bước vào “cuộc đấu" mang tầm quốc tế, Ca trù và Dân ca Quan họ Bắc Ninh của Việt Nam 

đã được nhìn nhận như thế nào?

 

UNESCO đánh giá cao cả hai di sản của Việt Nam, nhất là những nỗ lực của chúng ta trong bảo vệ những di sản đang ở trong tình trạng cần được bảo vệ khẩn cấp.

 

Tuy nhiên, hai di sản của chúng ta vẫn không được đánh giá cao bằng Tây Ban Nha. Tây Ban Nha chỉ gửi một hồ sơ về “Tục phân chia nguồn nước”, nhưng hồ sơ này được đánh giá cao nhất.

 

 

Bà Lê Thị Minh Lý - Phó cục trưởng Cục di sản văn hoá (Bộ VH,TT&DL)

 

- Biện pháp bảo vệ hai di sản này được nêu trong hồ sơ trình UNESCO như thế nào thưa bà?

 

Biện pháp đầu tiên là truyền dạy, nhất là đối với ca trù, nhiệm vụ này khẩn thiết hơn. Với quan họ thì truyền dạy các bài bản cổ, nếu không các cụ trăm tuổi thì không giữ lại được.

Thứ hai, phải nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Nếu mọi người hiểu được, nhận thức được thì sẽ thích và sẽ có những hành động cụ thể để bảo vệ.

 

- Như vậy, những nghệ nhân có vai trò rất quan trọng trong việc truyền dạy?

 

Việc truyền dạy không phải chí có những nghệ nhân bậc thầy. Những nghệ nhân có thể còn biết bài bản cổ, còn vai trò tổ chức cộng đồng và dạy cụ thể phải là những thế hệ tiếp nối. Có thể là học trò hoặc lớp sau nữa. Chúng ta phải khuyến khích các thế hệ có năng lực để đảm đương việc này.

 

Bên cạnh việc tôn vinh các nghệ nhân, phải có những ưu tiên lập Quỹ hỗ trợ nghệ nhân, từ đó chúng ta có những dự án. Ví dụ: Nghệ nhân nào đề xuất các dự án mà dự án đó mang tính hiệu quả cho việc truyền dạy thì nên hỗ trợ.

 

- Còn không gian trình diễn của các di sản này sẽ như thế nào, thưa bà?

 

Việc nhìn nhận những không gian này cũng cần linh hoạt và phù hợp với xã hội hiện đại. Không nhất thiết phải trở lại với thời ngày xưa, phải có không gian đình, chùa, hát cửa đình, mà những thực hành đó có thể trong những không gian khác mà cộng đồng thấy phù hợp. Ví dụ: các nhà văn hoá, địa điểm của các câu lạc bộ. Điều cốt lõi của những người thực hành phải là những người hát được ca trù. Di sản ở trong con người. Không gian trình diễn sẽ góp phần cho các hoạt động của di sản, tạo thành di sản, nhưng nó không quyết định giá trị di Cần mở rộng cách hiểu về khái niệm Di sản văn hoá phi vật thể. Đó không chỉ là các loại hình nghệ thuật, các sinh hoạt văn hoá... mà còn là các tập quán sản xuất, những nét ứng xử văn hoá, nghề truyền thống... Chúng ta có rất nhiều tiềm năng di sản phi vật thể cần khai thác, nhất là các di sản văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số. Ví dụ một nhóm quan họ di chuyển đến một nơi khác, thì họ vẫn hát quan họ, chứ không phải quan họ nhất thiết phải hát ở Bắc Ninh.

 

- Thưa bà, chúng ta có kế hoạch quảng bá hai di sản này ở trong nước và quốc tế trong thời gian tới như thế nào?

 

Ngày 23/11 là Ngày Hội di sản văn hoá Việt Nam, Bộ VH,TT&DL sẽ có chương trình tôn vinh hai di sản này. Mới hơn 10 ngày kể từ khi Ca trù và Quan họ được vinh danh nhưng đã có nhiều hoạt động của nghệ thuật này. Chẳng hạn Liên hoan các câu lạc bộ ca trù năm 2009. Chương trình tôn vinh có nhiều hình thức phong phú./.

 

Xin chân thành cảm ơn bà!./.

 

 

Theo vovnews.vn.

Tệp đính kèm