Cập nhật: 19/08/2009 21:16:31 Article Rating
Xem cỡ chữ

Cà chua nên ăn sau bữa ăn, như vậy sẽ làm giảm được độ axít trong dạ dày, giúp trẻ không bị mắc các chứng như chướng bụng đầy hơi dẫn đến đau bụng, bụng khó chịu.

Hỗn hợp cà rốt với củ cải

 

Không nên xay cà rốt lẫn với củ cải, bởi vì trong cà rốt men chuyển hóa có thể phá hỏng vitamin C, nếu xay lẫn với nhau thì vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị mất hết.

 

Cách ăn rau quả “dưỡng sinh chữa bệnh” trong mùa hè

Nấm hương rửa quá sạch hay ngâm trong nước quá lâu. Trong nấm hương có chứa erosterol, sau khi hấp thụ ánh nắng mặt trời chúng được chuyển hóa thành vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn ta rửa quá kỹ hay ngâm nước quá lâu thì erosterol sẽ bị hòa tan trong nước dẫn đến mất các thành phần dinh dưỡng. Khi xào nấu nấm ta cũng không nên dùng nồi sắt hay nồi đồng tránh làm mất đi các chất dinh dưỡng của nấm.

 

Dùng quá nhiều cà rốt

Tuy cà rốt có nhiều dinh dưỡng rất tốt cho trẻ, nhưng chú ý nên dùng một lượng thích hợp. Cho trẻ ăn hay uống quá nhiều cà rốt hoặc cà chua đều có thể thừa Caroten trong máu, dẫn dến chứng vàng da. Lúc đó trẻ sẽ mắc các triệu chứng như lười ăn, ăn không ngon, tinh thần không ổn định, hay cáu gắt, quấy khóc thậm chí còn ngủ không ngon, hay giật mình, mê ngủ nói nhảm v.v…

 

Mướp đắng

Trong mướp đắng có acid oxalic, chất này làm cản trở việc hấp thụ Canxi trong thức ăn. Vì vậy, trước khi ăn nên trần qua nước sôi để loại bỏ chất này. Những trẻ cần bổ sung thêm can xi thì không nên cho ăn mướp đắng quá nhiều.

Ăn quá nhiều rau Bina (Cải bó xôi)

Trong rau Bina có lượng lớn acid oxalic, không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Acid oxalic trong cơ thể kết hợp với canxi và sắt tạo thành oxalat canxi và oxalat sắt, không dễ loại bỏ ra ngoài cơ thể. Ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi và sắt ở đường ruột, gây ra tình trạng thiếu canxi, thiếu sắt dẫn đến răng và xương kém phát triển, thậm chí còn ảnh hưởng đến phát triển trí não.

 

Ăn giá đỗ chưa chín

Giá đỗ chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng khi ăn nên xào chín, nếu không khi ăn xong dễ xuất hiện những phản ứng không có lợi như buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài, chóng mặt.

 

Rau hẹ nấu xong để lâu

Rau hẹ để qua đêm sẽ sinh ra độc tố. Rau hẹ tốt nhất là xào nấu xong ăn ngay, không nên để lâu vì lượng lớn muối nitrate sẽ bị chuyển hóa thành muối nitrite độc hại. Hệ thống tiêu hóa của trẻ không tốt thì đừng nên cho ăn rau hẹ.

 

Xào nấu rau lá xanh trong thời gian dài

Các loại rau lá xanh không thích hợp cho việc đun nấu quá lâu. Nếu không các nitrate dinh dưỡng trong rau sẽ chuyển hóa thành nitrite khiến trẻ bị ngộ độc.

 

Nấu rau quả đông lạnh quá chín

Các loại rau quả để đông lạnh đã được rửa sạch và không cần nấu quá kỹ vì như vậy sẽ nát và mất hết chất dinh dưỡng.

 

 

 

Báo điện tử Bộ VH – TT & DL

Tệp đính kèm