Những người nghiện hút thuốc lào thường lý luận, thuốc lào không độc vì khói đã được lọc qua nước. Sự thật có phải như vậy không?
Để kiểm tra lại “lý sự” này, các nhà nghiên cứu đã chọn 31 người tình nguyện, tuổi từ 18 đến 35 chia thành hai nhóm hút thuốc lào bằng điếu cày và hút thuốc là quấn (thuốc rê). Sau mỗi lần hút, lại đo lượng nicotin và cacbon monoxit trong máu, cùng với nhịp tim, số lần nuốt khói và thể tích khói đó.
Các tác giả đã nhận thấy, hút thuốc lào thì lượng cacbon monoxit trong máu còn cao hơn hút thuốc lá quấn. Số lần nuốt khói trung bình của người hút thuốc lào cao hơn hút thuốc lá tới 48 lần và cả hai kiểu hút đều đưa nicotin vào máu.
Công trình nghiên cứu này vừa công bố trên Tạp chí American Jourrnal of Preventive Medicine (Tạp chí Y học dự phòng Mỹ).
Trong những năm qua, kiểu hút thuốc lá bằng điếu của người Ả Rập (gọi là hookah hoặc shisha) càng trở nên ưa thích tại Mỹ, như một thú chơi “sành điệu” của thanh niên mới lớn (từ 18 tuổi đến 25) và mọi người đều tin vào lời đồn rằng hút kiểu này không có hại, hay ít ra cũng an toàn hơn nhiều so với thuốc lá.
GS.Thomas Eissenberg, Khoa Tâm lý, ĐH. Virginia nhận định: “Nghiên cứu này rất quan trọng vì nó đánh đổ một lời đồn đại được nhiều người tin là hút thuốc qua bát điếu chứa nước thì không độc nữa. Chính với lòng tin không có cơ sở ấy dẫn người ta đến thói quen nghiện ngập nicotin và cuối cùng là bệnh tim mạch”.
Theo VnExpress