Là tình trạng hệ thống xương khớp nhiễm khuẩn do trực khuẩn lao có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây là tình trạng lao ngoài phổi phổ biến...
Là tình trạng hệ thống xương khớp nhiễm khuẩn do trực khuẩn lao có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây là tình trạng lao ngoài phổi phổ biến, chiếm khoảng 7% tổng số các thể lao.
Triệu chứng
•Lao cột sống còn gọi là bệnh Pott, là tình trạng viêm đốt sống - đĩa đệm do lao hay gặp nhất.
•Biểu hiện toàn thân: bệnh nhân sốt nhẹ về chiều, vã mồ hôi, gầy sút, da xanh xao, ăn uống kém.
•Biểu hiện tại chỗ: thường bệnh nhân đau cột sống âm ỉ liên tục, đau tăng về đêm. Khi bị lâu có thể dẫn đến xẹp đốt sống gây gù nhọn.
•Lao có thể rò mủ ra ngoài, chất mủ giống như bã đậu. Cũng có khi lao tạo thành ổ áp-xe lạnh cạnh cột sống.
•Lao khớp ngoại biên hay gặp là lao khớp háng, khớp gối và một số khớp khác ít gặp hơn như khuỷu tay, cổ tay, cổ chân…
•Biểu hiện tại chỗ là tình trạng viêm khớp: sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ thường ở một khớp đơn độc; khớp bị tổn thương hạn chế vận động, có thể có lỗ rò ra chất hoại tử bã đậu hay mảnh xương chết. Lâu ngày cơ quanh khớp viêm bị teo, hạn chế vận động.
•Biểu hiện toàn thân của lao khớp ngoại biên cũng tương tự như lao cột sống.
Cách phòng chống
•Điều trị lao xương khớp nội khoa là chủ yếu, điều trị sớm, đúng nguyên tắc từ đầu. Phối hợp 4 đến 5 loại thuốc chống lao trong giai đoạn điều trị tấn công. Điều trị phối hợp các thuốc chữa triệu chứng, chống bội nhiễm và nâng cao thể trạng.
Lao xương khớp có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi, tất cả các xương khớp trong cơ thể; trong đó lao cột sống chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60-70% tổng số lao xương khớp, sau đó đến lao khớp háng (10%), khớp gối (5%)…
Theo suckhoedoisong.vn