Cập nhật: 06/04/2016 08:59:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Vườn Quốc gia Tam Đảo chập trùng núi cao với trăm suối ngàn khe cùng  bát ngát những cánh rừng hỗn giao xen kẽ các vạt rừng nguyên chủng. Rừng chít cũng là đặc điểm rất riêng của vùng núi đồi Tam Đảo

Rừng cỏ lau thường mọc trên đồi cao còn rừng cỏ chít mọc ven các khe suối và tạo thành các cánh rừng phủ kín những bãi bồi. Cây chít cho lá gói bánh cho hoa râm chổi và còn cho một món ăn đặc sản quý giá. Đó là con sâu chít, một vị thuốc bổ tráng dương, một món ăn quý hiếm thường được ví vơi 'Đông trùng hạ thảo" trong thuốc bắc của Trung Quốc.

Vào dịp cuối năm, bà con các dân tộc Sán Dìu, Cao Lan ... thường vào rừng lấy lá chít về gói bánh đồng thời còn bắt sâu chít về ngâm rượu gọi là rượu chít. Trong bụi chít, tìm ngọn cây nào bị héo úa là bóc ra sẽ bắt được con sâu đang nằm gọn giữa thân cây. Con sâu chít màu trắng ngà chỉ dài chừng hai đốt tay giống như con tằm nhỏ. Mỗi người mỗi buổi luồn rừng dù tích cực cũng chỉ bắt được vài chục con. Con sâu chít đem về có thể thả ngay vào chai với số lượng không hạn chế, đổ đầy rượu ngâm chìm rồi đặt vào góc tủ. Khoảng một tháng sau sẽ trở thành rượu bổ vơi màu trông hơi trắng ngà. Rượu này rất phù hợp với những người đàn ông bị " bất lực ". Những ai cẩn thận và cầu kỳ hơn thì thả sâu chít còn tươi vào nước muối pha loãng, rửa sạch vớt ra cho ráo nước. Dùng gạo nếp thơm cho vào chảo rang vàng rồi rắc lần lượt sâu chít vào tiếp tục đảo cùng gạo nếp đến khi các con sâu chít đều cùng chín vàng như gạo rang thì lấy ra cho vào ngâm rượu hoặc để dành dùng dần. Rượu này có màu vàng bắt mắt và rất thơm ngon. Con sâu chít ở Tam Đảo vừa là vị thuốc vừa là thực phẩm quý hiếm và rất bổ dưỡng đối với cả những người mới ốm dậy. Trẻ nhỏ và người già suy dinh dưỡng nếu thường xuyên được bồi dưỡng bằng sâu chít hấp cách thuỷ cùng lòng đỏ trứng gà sẽ rất nhanh lại sức.

Các cụ già ở đây còn kể lại rằng: Từ thời xưa các quan lại thường khuyến khích dân sở tại vào rừng bất sâu chít về nộp cho Viện Thái Y của triều đình, mỗi lạng sâu chít được thưởng gần 1 lạng bạc, vừa có thuốc quý vừa góp phần bảo vệ rừng xanh.

ST

Tệp đính kèm