Cập nhật: 02/06/2016 08:56:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn mất ngủ ban đêm như cuộc sống bận rộn, căng thẳng… Dưới đây là những nguyên nhân sức khỏe chủ yếu khiến bạn mất ngủ và hãy đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ.

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn mất ngủ ban đêm như cuộc sống bận rộn, căng thẳng… Sức khỏe thể chất không tốt cũng có thể gây mất ngủ.

Dưới đây là những nguyên nhân sức khỏe chủ yếu khiến bạn mất ngủ và hãy đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ:

1. Đau

Tình trạng đau ở một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể như đau đầu, đau cơ hoặc đau khớp có thể là nguyên nhân gây mất ngủ. Thay vì uống thuốc giảm đau không kê đơn, bạn hãy đi khám bác sĩ.

2. Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn hô hấp trong giấc ngủ. Rối loạn sức khỏe này ảnh hưởng tới nhiều người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Không được tự ý uống thuốc điều trị tình trạng này.

3. Mãn kinh

Theo các nghiên cứu y khoa, phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh ngủ ít hơn. Phụ nữ thường tắt kinh ở độ tuổi 45 tới 51. Họ có thể bị mất ngủ nhiều đêm.

4. Nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu là nguyên nhân khác có thể gây mất ngủ. Bạn có thể cảm thấy đau, cảm giác thường xuyên muốn đi tiểu khiến bạn tỉnh táo suốt đêm. Ở phụ nữ mang thai, rối loạn này càng tăng.

5. Bệnh hen

Nếu bạn bị hen mạn tính, rối loạn hô hấp sẽ khiến bạn bị gián đoạn giấc ngủ, cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi suốt cả ngày.

6. Hội chứng chân bồn chồn

Hàng triệu người bị hội chứng này. Đây là tình trạng một người có cảm giác bồn chồn ở chân khiến họ mất ngủ. Người bệnh có thể cảm thấy tê, đau, giật và thậm chí là cảm giác bỏng rát ở chân.

7. Tiểu đường

Người bệnh tiểu đường không có một giấc ngủ yên bình do sự dao động đường huyết, đổ mồ hôi đêm và thường xuyên đi tiểu. Hãy kiểm soát hàm lượng đường huyết để có giấc ngủ ngon hơn.

8. Bệnh tim mạch

Với bệnh động mạch vành, nhịp sinh học có thể thất thường, gây đau ngực và nhịp tim bất thường. Tất cả những điều này gây gián đoạn giấc ngủ. Suy tim ứ huyết cũng khiến bạn mất ngủ vì trái tim không thể bơm máu đủ đi khắp cơ thể trong khi ngủ.

BS Cẩm Tú

Theo suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm