Cập nhật: 01/07/2016 08:55:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Bánh Tro là loại bánh chỉ nghe tên thôi đã làm cho du khách rất tò mò, muốn tận mắt nhìn thấy ngay và thưởng thức nó luôn. 

Theo bà Trương Thị Mói ở thôn Đồng Giếng xã Đạo Trù cho biết: Nguyên liệu làm bánh Tro gồm gạo nếp, nước tro tinh khiết của vỏ đỗ tương và măng tre phơi khô. Mỗi chiếc bánh chỉ nặng khoảng 150 đến 200 gam được gói bằng lá chít, trong ruột màu hồng của gạo nếp đã được ngâm nước tinh khiết của tro vỏ đậu tương và măng tre phơi khô, tất cả các nguyên liệu trên được hoà quyện với nhau để tạo thành bánh, bánh được buộc chặt bằng lạt giang, sau khi gói xong được đem đi luộc khoảng 4-5 tiếng sau là bánh chín và liền sau đó vớt ra cho ráo nước rồi vò kỹ để bánh được liền hơn và dẻo hơn. Điều đặc biệt là loại bánh này không có nhân nhưng khi chấm với mật ăn rất ngon, rất mát và có thể chữa được bệnh cao huyết áp..

Bánh tro chấm mật là loại bánh điển hình của người Sán dìu đặc biệt là ở xã Đạo Trù. Khi chúng tôi đến nhà bà Mói, thôn Đồng Giếng, xã Đạo Trù được bà cho biết con gái Sán Dìu phải biết gói bánh trước khi đi lấy chồng, con gái Sán Dìu ít nhất phải biết làm 4 loại bánh: Bánh trưng Gù, bánh Trôi, bánh Dậm và bánh Tro, bánh Tro là bánh kỳ công hơn cả 3 loại bánh trên. Bánh Tro chấm mật theo tiếng Sán Dìu được gọi là "Bánh Lảng chấm mật". Hiện nay bà Mói đã truyền lại toàn bộ bí quyết làm bánh Tro cho các cô con gái và con dâu của bà.

Bà Mói cho biết thêm bà đã gói loại bánh này đã được hơn 40 năm, mặc dù loại bánh này có từ lâu đời, đến nay bà vẫn thường xuyên làm bánh để ăn, đãi con cháu, người thân, bạn bè. Bánh trưng Gù và bánh Tro là hai loại bánh truyền thống thường được làm trong dịp tết Nguyên đán. Khi đến lễ hội Tây Thiên bà lại gói bánh để phục vụ du khách.

Khi du khách đến thăm quan khu du lịch tâm linh Quốc Mẫu Tây Thiên xin hãy ghé qua quán nhỏ của bà Mói để được thưởng thức món ''Bánh Tro chấm mật'' hay "Bánh Lảng chấm mật".

ST

Tệp đính kèm